--> -->

Giữ lửa âm nhạc cổ truyền trong dòng chảy hiện đại

Trước những đổi thay của cuộc sống, âm nhạc cổ truyền Việt Nam đang đứng trước tình trạng bị mai một và thậm chí có thể biến mất. Việc tìm ra một giải pháp để bảo tồn món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt đang là một bài toán nan giải.
Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc Hồi sinh âm nhạc cổ truyền

Nhạc cổ truyền Việt Nam là loại nhạc có lịch sử lâu đời, là âm nhạc mang nét đặc trưng của các dân tộc Việt. Đó không chỉ là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú mà còn là bản sắc văn hóa của đất nước, được đúc kết trải dài hàng chục thế kỷ, hình thành theo tiến trình phát triển của từng dân tộc.

Giữ lửa âm nhạc cổ truyền trong dòng chảy hiện đại
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp trước khi xảy ra dịch Covid-19)

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú và đa dạng bởi nhiều thể loại khác nhau, có thể kể đến như tuồng, chèo, ca trù, hát xoan, quan họ, hát lượn… ở miền Bắc. Những người con miền Trung da diết với những điệu hò, ví, dặm, Nhã nhạc cung đình Huế. Người dân Nam Bộ lại được tưới mát tâm hồn với cải lương, tân cổ... Ngoài ra, ta còn bắt gặp âm nhạc cổ truyền qua giai điệu của những câu hát ru, những bài đồng dao, những thể loại ca nhạc trong nghi thức cúng lễ, tang ma,...

Mỗi thể loại lại mang một nét đặc sắc riêng, thuộc nhiều thời đại khác nhau và mang tính đa sắc tộc. Để thể hiện được âm nhạc truyền thống, người ta cũng sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau như đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh... Có những loại nhạc cụ chuyên dùng cho 1 loại hình âm nhạc, cũng có những nhạc cụ dùng cho nhiều loại hình âm nhạc.

Âm nhạc cổ truyền của Việt Nam không chỉ là một phương tiện để người ta bày tỏ tâm tư tình cảm, để có thêm ý chí và sức mạnh trong lao động mà còn để giáo dục cho con cháu về truyền thống của ông cha, về đạo lý làm người. Đặc biệt ở chỗ, đó còn là một hình thức để giao tiếp, để thể hiện những ước mơ về hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai.

Thế nhưng, trước sự phát triển về nhiều mặt trong đời sống xã hội, nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều thách thức bị mai một, lãng quên. Thể loại Nhã nhạc Cung đình Huế, Quan họ, Ca trù, hát Xoan, Đờn ca tài tử, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tuy được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhưng những loại hình nghệ thuật cổ này ít nhận được sự chú ý, đặc biệt là giới trẻ. Và cùng với dòng chảy của thời gian, thị trường âm nhạc Việt Nam đã bước qua những lối rẽ khác nhau. Cùng với nó, văn hóa của người nghe nhạc cũng có sự thay đổi nhất định.

Cách đây hơn 10 năm, văn hóa Hàn Quốc đã được quảng bá tại Việt Nam. Khởi đầu là những mặt hàng tiêu dùng, thời trang và đặc biệt là âm nhạc. Thông qua những nhóm nhạc K-pop với những bài hát cùng ca từ bắt tai,… cho đến tận bây giờ, âm nhạc Hàn Quốc vẫn chiếm một vị trí lớn trong lòng các bạn trẻ Việt. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn các ca sĩ trẻ Việt Nam hiện nay cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ làn sóng âm nhạc Hàn Quốc ở cả về phong cách âm nhạc, phong cách thời trang và cả phong cách trong những video âm nhạc của mình.

Ngoài ra, nhạc trẻ cũng là một trong những loại hình âm nhạc đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta. Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện đại và phát triển ở nhiều thể loại như Pop, Ballad, R&B, Hiphop… Tuy nhiên, vì mải chạy theo thị trường mà nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Một số bạn trẻ còn coi đó chính là niềm vui của họ và dùng mọi cách để bảo vệ trước mọi sự lên án về loại âm nhạc chứa đầy những từ ngữ tục tĩu và thiếu đi tính giáo dục.

Nhưng bên cạnh đó, cũng nhiều ca sĩ đã lựa chọn việc tận dụng những giá trị văn hóa cổ truyền dân gian để đưa vào các sản phẩm âm nhạc của mình. Không thể không kể đến sự thành công vang dội của Hoàng Thùy Linh với một album gồm các ca khúc mang bản sắc dân tộc và hình tượng văn học, trong đó có hai ca khúc nổi tiếng, từng gây sốt cộng đồng mạng là Để Mị nói cho mà nghe và Tứ Phủ. Trước đó, cô cũng bén duyên với chất liệu văn hóa Việt Nam qua ca khúc mang đậm âm hưởng dân gian Bánh trôi nước của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, đưa hình tượng Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương vào âm nhạc đương đại.

Tuy vậy, đó vẫn là chưa đủ khi âm nhạc cổ truyền Việt Nam vẫn đang đứng trước tình trạng mai một. Nhiều lần tiếng chuông cảnh báo về tình trạng này đã được gióng lên, bởi vậy việc cần làm trước nhất đó là tìm ra một giải pháp mang tính khoa học, bài bản để có chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền các dân tộc Việt Nam trong bối cảnh mới.

Mới đây, vào tháng 7/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam về việc xây dựng Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam. Theo đó, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam sẽ kiện toàn, hoàn thiện Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Âm nhạc phản ánh trình độ phát triển cũng như nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa của các dân tộc sở hữu nó. Việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền là việc làm có ý nghĩa quan trọng để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, của đất nước./.

Phương Linh
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.
Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho công nhân lao động và gia đình có công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số xã, thị trấn trên địa bàn.
Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Tại Giải vô địch canoeing châu Á 2025, đội tuyển canoeing Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn, khẳng định sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của bộ môn này tại khu vực.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của LĐLĐ thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn huyện.
Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/5/2025), “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Hoài Đức đã thành công tốt đẹp, ngày hội thu hút 1.020 diễn viên, vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung chính gồm thể thao và văn nghệ.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Tin khác

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động