--> -->

Giữ “hồn” xuân giữa lòng Hà Nội

Trong những ngày Tết Nguyên đán rộn rã niềm vui chào đón năm mới, nhiều người Hà Nội đã chọn cho mình trang phục áo dài truyền thống để đi lễ chùa, chúc Tết hoặc xuống phố du xuân, chụp ảnh lưu niệm. Áo dài Tết thể hiện sự thuần khiết, gần gũi, tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Siêu mẫu Tuyết Trần khoe vẻ đẹp cổ điển trong áo dài Tết Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trình làng Bộ sưu tập áo dài Tết đến từ thương hiệu do cô sở hữu

Diện áo dài đón Tết

Thói quen “mặc đẹp đón Tết” cũng dần trở thành một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng. Bởi người ta cho rằng, một cái Tết no đủ, ấm áp và đẹp đẽ trong những bộ quần áo mới sẽ mang đến cho mỗi người sự may mắn và sung túc hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thời trang đắt tiền và sành điệu, tuy nhiên nhiều chị em phụ nữ vẫn chọn mặc áo dài đón Tết.

Giữ “hồn” xuân giữa lòng Hà Nội
Những ngày cuối năm, cửa hiệu may áo dài Vinh Trạch lại đông khách hơn ngày thường.

Áo dài vẫn khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy lịch sử: Đánh thức và tôn vinh giá trị văn hóa Việt. Bên cạnh đó, mặc áo dài Tết còn là sự thể hiện niềm tự hào dành cho văn hóa và thẩm mỹ của người Việt. Từ truyền thống đến cách tân, chiếc áo dài xuất hiện khắp mọi nơi, trở thành một phần không thể thiếu của ngày Tết hiện đại, góp phần làm nên cái không khí trọn vẹn ngày đầu năm mới.

Không khó để nhận ra, những năm trở lại đây, ngay từ sáng mùng 1 Tết, các chị em đã nô nức, xúng xính diện áo dài du xuân. Dù xu hướng mỗi năm mỗi khác, song tà áo dài duyên dáng thướt tha vẫn là hình ảnh dễ thấy trong những ngày đầu năm. Bà Hồ Thị Minh Tâm (Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bà vẫn thường mặc áo dài trong các hoạt động biểu diễn văn nghệ hay các dịp lễ quan trọng của quận, của Thành phố. Đặc biệt, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, bà cũng đều mặc áo dài để đi chúc Tết, chụp ảnh lưu niệm. Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thế nhưng bà Tâm vẫn chuẩn bị cho mình 1 bộ áo dài đón Tết. Bà chọn áo dài màu sáng với mong muốn năm mới nhiều niềm vui, may mắn, cũng như ước nguyện cho quê hương sẽ vượt qua những khó khăn, chiến thắng đại dịch Covid-19 và đón chào một năm mới an lành, hạnh phúc.

Qua thời gian, tuy đã có nhiều thay đổi về chất liệu vải, một vài chi tiết trong mốt áo nhưng chiếc áo dài truyền thống với hình thức cơ bản nhất vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Trong các dịp lễ cưới, nhiều gia đình người Hà Nội nói riêng và các nơi nói chung vẫn giữ được nét đẹp mặc áo dài truyền thống để làm lễ trước bàn thờ ông bà, ra mắt hai họ. Đặc biệt, những ngày Tết, hình ảnh những người phụ nữ diện áo dài đi chúc Tết, đi lễ chùa là một hình ảnh không thể thiếu của Hà Nội.

Cũng như bà Tâm, chị Nguyễn Thị Huệ (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) rất thích mặc áo dài. Chị Huệ cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, chị thường chọn mặc những chiếc áo dài, có năm là áo dài truyền thống, có năm là áo dài cách tân trẻ trung, tươi tắn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, vui tươi. “Sở dĩ chiếc áo dài là trang phục được nhiều người lựa chọn mặc vào những dịp Tết vì đây là quốc phục mang nét truyền thống văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Trong những ngày xuân, hình ảnh những chiếc áo dài thướt tha, nhiều màu sắc đã tạo nên nét đẹp văn hóa cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đẹp mãi với thời gian”, chị Huệ bày tỏ.

Lưu giữ qua thời gian

Trên thực tế, nét đẹp mặc áo dài ngày Tết đã có từ rất lâu đời ở Hà Nội. Ông Nguyễn Thái An (số 72 Hàng Đào, Hoàn Kiếm) từng chia sẻ, ngay từ khi còn bé, ông đã thấy mẹ (chị em ông thường gọi là mợ), các dì mặc áo dài. Ông cho biết: “Dạo đó, người phụ nữ Hà Nội là vậy, đi phố, hay đi chợ, hễ ra đường là phải mặc áo dài, vấn khăn, hoặc búi tóc. Tuy nhiên, những dịp lễ, Tết thì phụ nữ Hà Nội thường diện những bộ áo dài đẹp nhất, tinh xảo nhất”.

Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, nhắc đến áo dài đón Tết thì không thể không nhắc tới những chiếc áo dài được cắt may từ cửa hiệu may Vinh Trạch (số 23 Lương Văn Can, Hoàn Kiếm) đã gắn với những kỷ niệm đặc biệt trong đời như đám cưới, đám hỏi và các dịp lễ, Tết quan trọng khác. Bà Lê Thị Quyến (chủ cửa hiệu Vinh Trạch) cho biết, trước đây phụ nữ hay mặc áo dài hơn bây giờ. Kể cả người đi bán trứng, bán hoa, bán rau cũng mặc áo dài. Tuy nhiên những người này thường mặc tông màu nâu và được buộc vạt phía trước. Phần sau áo được chia thành 4 phần rõ nét nhưng tông màu chỉ có phần hơi khác biệt về độ đậm nhạt mà không màu sắc như bây giờ. Còn những người đi làm và giới tiểu thư khuê các thì thường mặc áo dài cổ cao, liền vai. Qua thời gian, kiểu dáng của áo dài cũng có sự thay đổi.

Giữ “hồn” xuân giữa lòng Hà Nội
Áo dài là một nét đẹp không thể thiếu của người Hà Nội.

Bây giờ tuy đã có tuổi, nhưng ngày nào bà Quyến cũng một mình đứng cắt may cho khách. Thậm chí, chỉ cần nhìn dáng người, bà cũng biết nên may áo theo kiểu gì, ước chừng được số đo bao nhiêu, dài rộng ra sao. Vào những ngày cận Tết Nguyên đán, cửa hiệu của bà thường đông khách hơn rất nhiều. Họ chủ yếu là những khách quen đã may ở đây nhiều năm, mặc dù may ở nhiều dịp nhưng năm nào cũng đặt một bộ riêng để diện đúng dịp Tết Nguyên đán. Những bộ áo dài được đặt may để diện cho Tết thường được khách chọn với kiểu dáng tinh xảo hơn, màu sắc tươi sáng hơn. Bà tâm sự: “Đối với tôi may áo dài không chỉ đơn giản là cái nghề mưu sinh, mà còn là đam mê, là cái nghiệp trời ban từ thế hệ này qua thế hệ khác của gia đình”.

Tương tự, ông Lê Văn Hào (tiệm may Mỹ Hào, số 82 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm) cũng đã gắn bó cả đời với nghề may áo dài. Ông Hào không thể nhớ nổi trong cuộc đời làm thợ từng cắt may bao nhiêu chiếc áo dài, áo kép, áo cánh, áo bông cho người Hà Nội. Và không chỉ người Hà Nội, mà nhiều người ở xa cũng tìm đến. Ông có bí quyết nhìn người mà áng cỡ dáng áo. Người vai xuôi may khác kiểu người vai ngang, người béo mập may khác kiểu người gầy mảnh. Bởi vậy, phần nách áo - nơi khó nhất, vẫn thường vừa sát thân hình người khách, không mấy khi bị lệch, rúm ró.

Đến nay, các con trai gái, dâu rể gia đình ông Hào cũng đang tiếp nối sự nghiệp gia đình bằng những bí quyết cắt may do ông truyền lại, với những cửa hiệu như: Hiệu may Mỹ Sơn ở nhà số 92 phố Cầu Gỗ do người con trai út gây dựng, hiệu Mỹ Nga ở phố Nghĩa Dũng là của người con gái. Những cửa hiệu này đều rất đắt khách mỗi dịp Tết Nguyên đán. Các cháu nội ngoại hoặc họ hàng xa, dễ cũng hàng chục người nữa, đều được ông truyền nghề đi lập nghiệp đó đây. /.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414, thêm cơ hội phát triển du lịch
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Tin khác

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh

Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh

Hà Nội đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng Thủ đô xanh - sạch - đẹp - hiện đại, việc dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ Thành phố xác định nội dung “Tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên hiệu quả” là một trong những định hướng lớn là rất cần thiết, đúng đắn và cấp bách.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đoàn đại biểu Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc phường Cầu Giấy đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Nghĩa trang thành phố Hà Nội, Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ phường Dịch Vọng và phường Dịch Vọng Hậu (cũ).
Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21/7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Oai tổ chức Hội nghị lần thứ ba nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, mang tính chất quyết định cho việc tổ chức thành công Đại hội - sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của xã sau sáp nhập.
Xã Thiên Lộc chủ động các phương án “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Xã Thiên Lộc chủ động các phương án “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, xã Thiên Lộc (Hà Nội) đã thành lập Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập úng, sạt lở; hệ thống cống, kênh mương tiêu thoát nước; nắm bắt tình hình chuẩn bị ứng phó của các thôn, các cơ sở trường học, trạm y tế, các hộ dân sinh sống ven sông, vùng trũng thấp trên địa bàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII. Đây là một kỳ vọng lớn của chúng tôi, bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ chính là chìa khóa để giữ gìn di sản cho muôn đời sau và đưa giá trị ấy đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động