-->

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Đẩy mạnh các hoạt động hướng về xây dựng gia đình văn hóa Lan toả giá trị tốt đẹp từ xây dựng gia đình văn hóa

Vai trò của gia đình luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm. Người từng khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình". Quan điểm này đã trở thành kim chỉ nam cho công tác xây dựng gia đình của Đảng và Nhà nước ta.

Trong những năm qua, công tác gia đình ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Thông báo kết luận số 26 ngày 9/5/2011 của Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định, xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hệ trọng của dân tộc và thời đại. Tiếp đó, Chỉ thị số 06 ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới đã xác định: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình”.

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
87 gia đình tiêu biểu được Thành phố tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024.

Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã đề ra chủ trương "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình ấm no - tiến bộ - hạnh phúc - văn minh". Đại hội tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng gia đình với phương châm "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận - anh chị em đoàn kết thương yêu nhau". Đặc biệt, Đại hội XIII (2021) đã có bước phát triển mới khi không chỉ đặt ra vấn đề "đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam", mà còn nhấn mạnh yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa "hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người" với "hệ giá trị gia đình Việt Nam" trong thời kỳ mới.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: "Quán triệt sâu sắc quan điểm của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong những năm qua thành phố Hà Nội đã quán triệt sâu sắc các quan điểm này thông qua việc triển khai liên tục 5 Chương trình toàn khóa của Thành ủy. Từ Chương trình số 05 năm 1997 hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến Chương trình số 06 ngày 30/7/2021 về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh". Sở Văn hóa và Thể thao, với vai trò cơ quan Thường trực về công tác gia đình, đã tích cực tham mưu nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng. Các nội dung trọng tâm bao gồm: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin về gia đình; tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống; triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình".

Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, kết quả đáng ghi nhận là 100% các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội từ Thành phố đến cơ sở đã triển khai hiệu quả công tác gia đình. Số lượng các gia đình đăng ký xây dựng danh hiệu "Gia đình văn hóa" đều đạt hơn 90%. Hiện có 1.758.788/2.009.986 hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu này, đạt tỷ lệ 88%. Nhiều mô hình tiêu biểu đã xuất hiện như gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình thể thao, gia đình làm công tác xã hội từ thiện, gia đình nghệ nhân - nghệ sĩ. Kinh tế hộ gia đình đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu chính đáng. Công tác bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Các giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được coi trọng…

Năm 2024, với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã phát hiện hàng nghìn gia đình tiêu biểu với những hành động, nghĩa cử cao đẹp. Đặc biệt, 87 gia đình được Thành phố tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại".

Điển hình như gia đình anh Chu Quang Ưng, ở thôn Nhông Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì - một gia đình nhà giáo gương mẫu. Cả hai vợ chồng đều là giáo viên, nhưng luôn nỗ lực sắp xếp thời gian hợp lý để chăm sóc, giáo dục con cái và tham gia các hoạt động cộng đồng. Kết quả là các con trong gia đình đều ngoan ngoãn, học giỏi, là tấm gương sáng cho nhiều gia đình học tập. Hay gia đình bà Đào Thị Hoa, thuộc Tổ dân phố số 1, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân là một trong những gia đình thường xuyên tham gia hoạt động thiện nguyện, từ thiện. Gia đình còn là một gia đình chính sách, giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa nhiều năm liền. Đặc biệt, gia đình bà Đỗ Thị Phượng ở thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh - một gia đình có bốn thế hệ cùng chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà cổ trăm năm tuổi. Với truyền thống cách mạng của gia đình, bà Phượng đã dày công giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Gia đình bà là minh chứng sinh động cho việc gìn giữ nền nếp gia phong trong thời đại mới.

Có thể nói, những thành tựu này đạt được nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, sự phối hợp hiệu quả của các sở, ban, ngành Thành phố và đặc biệt là sự quyết tâm phấn đấu của từng gia đình Thủ đô trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở".

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động