Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19
Giữ chân người lao động Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh xây dựng nhà ở công nhân Đảm bảo vai trò của Công đoàn trong thực hiện quyền dân chủ của người lao động |
Vẫn thiếu hụt lao động
Nhằm trao đổi sâu hơn về thực trạng thị trường lao động trên địa bàn các tỉnh; xu hướng và mong muốn mới của người lao động sau đại dịch Covid-19, từ đó gợi ý các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, mới đây, Manpower Group Vietnam đã phối hợp cùng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An tổ chức hội thảo "Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19".
Nâng cao phúc lợi, lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ là cách tốt nhất giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp. |
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tại phía Nam cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Quý I/2022, lực lượng lao động hiện có khoảng 51,2 triệu người, tăng 160.000 người so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 440.000 người so với quý IV/2021. Nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là 1,3 triệu người, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%). Số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, quý I/2022 số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,1 triệu người (tương đương 2,46%), giảm 489.000 người so với quý IV/ 2021. Thu nhập của người lao động tăng lên mức 6,4 triệu đồng, tăng 20,1% so với quý IV/2021 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, thị trường lao động mà đặc biệt là nguồn cung lao động vẫn đang gặp một số vấn đề như: Cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao. Theo thống kê của cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, khoảng 120.000 lao động, cao hơn năm trước 2 - 3%. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ.
Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0; Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy cho sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức; Khả năng kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế.
"Bộ LĐ - TB&XH đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp phục hồi thị trường lao động như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tuy nhiên những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra", ông Thắng phân tích.
Ông Thắng mong muốn các nhà quản lý, các chuyên gia làm công tác nhân sự tại doanh nghiệp có cái nhìn thực chất hơn về tình hình lao động, cùng nhau trao đổi sâu hơn về thực trạng thị trường lao động. Cùng với đó, cần tìm hiểu mong muốn của người lao động sau đại dịch để đưa ra các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.
Quan tâm phúc lợi cho người lao động
Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc tuyển dụng cấp cao và tư vấn nhân sự Manpower Group Việt Nam cho rằng, sau dịch Covid-19, người lao động đang mong đợi nhiều hơn ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến phúc lợi, tính linh hoạt, mức lương cạnh tranh, điều kiện làm việc tốt, văn hóa doanh nghiệp và cơ hội phát triển kỹ năng cho người lao động.
Theo bà Trang trên thực tế, các doanh nghiệp đều thấu hiểu rõ tầm quan trọng của các phúc lợi đối với người lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một vài phúc lợi mà người lao động kỳ vọng hiện vẫn chưa thực hiện được, trong đó có chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, phụ cấp ăn trưa, chế độ giờ làm việc linh hoạt hay chương trình thi đua khen thưởng,
“Người lao động hiện đang mong đợi ở doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. Họ muốn được chú trọng hơn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, đồng thời cũng mong muốn những yếu tố khác như sự linh hoạt thu nhập cạnh tranh, môi trường làm việc tốt, văn hoá doanh nghiệp truyền cảm hứng hay cơ hội trau dồi kỹ năng. Những doanh nghiệp thấu hiểu được mong muốn này của người lao động và phát triển chiến lược phù hợp sẽ thành công trong việc thu hút nhân tài hiện nay”, bà Trang nhận định và kiến nghị các doanh nghiệp gia tăng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên thông qua mô hình 3T. Đó là "Tài chính tốt", lương thưởng cạnh tranh dựa trên hiệu suất lao động; "Tinh thần tốt", tạo dựng môi trường làm việc công bằng, thân thiện; "Thể chất tốt", tăng cường hoạt động thể thao ngay chính tại nơi làm việc. Đặc biệt, cần phải tăng cường sử dụng lao động thời vụ, khoán việc.
Chia sẻ thêm về vấn đề phúc lợi, đâu là ưu tiên về phúc lợi để thu hút nguồn nhân lực, bà Đặng Thị Hải Hà - đại diện Founder of Respect Việt Nam & Weatwork.co cho hay, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về từng phúc lợi riêng của mỗi công ty để áp dụng phù hợp. 95% doanh nghiệp đánh giá các phúc lợi ngoài lương rất cần thiết đối với người lao động. Đôi khi, người lao động rời bỏ công ty không phải ở mức lương mà là do khả năng lãnh đạo của người quản lý. Do đó, cần phải nắm rõ tâm tư của người lao động để đưa ra mức phúc lợi phù hợp.
Các phúc lợi mà người lao động mong muốn gồm: Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng; hỗ trợ học bổng cho con em, trợ cấp ăn trưa, xe đưa đón, thể thao, thi đua khen thưởng; chế độ/giờ làm việc linh hoạt hoặc nghỉ phép chăm con hoặc chăm người thân; được khám sức khỏe định kỳ, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; có tổ chức Công đoàn. Bà Hà cho biết, qua một cuộc khảo sát, khoảng 49% doanh nghiệp đã thay đổi mức lương để giữ chân người lao động. Các biện pháp hỗ trợ phúc lợi như gia tăng về chính sách lương, thưởng; hỗ trợ đồ dùng thiết yếu sau dịch, thưởng theo hiệu quả làm việc; nâng cao quyền lợi sức khỏe cho người thân và gia đình; hỗ trợ chi phí cho cán bộ nhân viên điều trị hậu Covid-19.
Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cũng khẳng định, tỉnh sẽ đảm bảo chính sách tốt nhất, kịp thời nhất để giữ chân lao động ở lại Long An. Địa phương sẽ tạo môi trường đời sống an toàn cho người lao động, để họ an tâm làm việc, không sợ bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng. Khi xảy ra tranh chấp lao động, địa phương sẽ vào cuộc ngay. Cùng với đó, tỉnh đang xây dựng hệ thống nhà ở công nhân giá phù hợp để lao động có nơi ở ổn định./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/01/2025 20:53
Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng và bày mâm cỗ, mâm quả ngày Tết
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 21:49
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết và tặng quà người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 19:57
Ấm áp chợ Tết Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 17:56
Mang những phần quà Tết nghĩa tình đến với đoàn viên Công đoàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 16:21
Trao yêu thương đến người lao động ngành Công Thương qua chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 12:13
“Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” chính thức khởi hành từ hôm nay (21/1)
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 06:01
Nhiều hoạt động chia sẻ với đoàn viên, người lao động
Media 21/01/2025 06:00
LĐLĐ quận Đống Đa trao Quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
Vì lợi ích đoàn viên 19/01/2025 20:18
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa
Vì lợi ích đoàn viên 18/01/2025 19:16