Giới trẻ Hà Nội với văn hóa đọc
Truyền lửa văn hóa đọc thời công nghệ số “Giữ lửa” văn hóa đọc trên địa bàn Thủ đô Nâng tầm tri thức từ văn hóa đọc |
Đẩy mạnh phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng
Nhằm xây dựng, khuyến khích và phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, ngày 10/5/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND tổ chức các hoạt động văn hóa đọc năm 2021.
Hoạt động cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân Thủ đô, phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Theo đó, trong năm 2021, Thành phố tập trung tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp đọc cho người dân thông qua việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam; hội thi Thiếu nhi Thủ đô tuyên truyền giới thiệu sách năm 2021; giao lưu tác giả, tác phẩm; trưng bày, triển lãm sách kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước tại Thư viện Thành phố, thư viện cấp huyện, thư viện trưởng học, thư viện cộng đồng… nhằm khuyến khích và phát triển hoạt động đọc sách trong cộng đồng; tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc tại các thư viện, trường học…
Bên cạnh đó, Thành phố xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; duy trì và phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Dự kiến trong năm 2021, thành lập mới 10 thư viện, tủ sách cơ sở.
Hà Nội thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc. (Ảnh chụp trước thời điểm giãn cách xã hội) |
Các dịch vụ thư viện cũng được tổ chức đa dạng hơn. Trong đó, dịch vụ thư viện lưu động dự kiến tổ chức tại 50 điểm trường ở ngoại thành Hà Nội, phục vụ 40.000 học sinh, 120.000 lượt sách. Tăng cường luân chuyển sách, báo với số lượng dự kiến 50.000 bản sách xuống 125 thư viện, tủ sách cơ sở, thư viện trường học, trại giam và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Thành phố cũng tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý cho người làm công tác thư viện tại mạng lưới thư viện cấp huyện, cấp cơ sở và cán bộ thư viện phụ trách trường học.
Văn hóa đọc hiện nay
Trong nhịp bước của thế giới, khi thời đại công nghệ lên ngôi, sách liệu có còn là nơi mỗi người tìm đến để trau dồi kiến thức và bồi đắp thế giới tinh thần? Những năm gần đây, văn hóa đọc của giới trẻ ở Thủ đô đã trở thành vấn đề đáng quan tâm.
Theo nghĩa rộng văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và các cá nhân trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc được hình thành từ 3 yếu tố: Thói quen đọc, sở thích đọc, kĩ năng đọc.
Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa đọc đang bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok, Instagram… dần chiếm hết thời gian rảnh trong ngày của mỗi người.
Khác với trước đây, khi cần tìm kiếm thông tin, các bạn trẻ phải đến các thư viện, hiệu sách để đọc sách thì ngày nay Internet đã trở thành công cụ hữu hiệu và tiện ích để con người tra cứu thông tin, vì thế văn hóa đọc trong bối cạnh công nghệ 4.0 đang mất ưu thế với sự nhanh chóng của Internet.
Hơn nữa, áp lực cuộc sống và tình trạng học hành căng thẳng khiến nhiều bạn trẻ không có thời gian đọc sách. Thời gian học trên lớp, thời gian học thêm, thời gian tham gia các câu lạc bộ khiến các bạn không có nhiều không gian và thời gian để chuyên tâm đọc sách. Áp lực của việc học là lý do khiến việc đọc sách với các bạn trẻ ở Hà Nội không còn là ưu tiên hàng đầu.
Các tác phẩm văn chương chân chính có nhiều giá trị giúp nuôi dưỡng tâm hồn. |
Bạn Vũ Minh Tâm, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chia sẻ: “Mình dành khá ít thời gian đọc sách do trên trường có nhiều bài vở và hoàn thành công việc ở câu lạc bộ. Khi có bài tập lớn cần nhiều kiến thức chuyên sâu mà trên mạng không có, mình sẽ đến thư viện để mượn sách phục vụ cho bài tập”.
Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những hoạt động văn hóa trên toàn thành phố tạm dừng. Khó khăn nhiều trong việc tiếp cận những sinh hoạt văn hóa lành mạnh nhưng nhìn ở một góc đố khác, đây cũng là khoảng thời gian lắng đọng, là điều kiện để các bạn trẻ đang học và làm việc ở Thủ đô có thời gian ở nhà chuyên tâm đọc sách.
Bạn Hoàng Quỳnh Anh, tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết: “Em có thói quen mỗi ngày đều dành cho mình ít nhất 1 tiếng để đọc sách. Chủ yếu là sách văn chương, các tác phẩm văn chương chân chính với những giá trị lớn nuôi dưỡng tâm hồn.
Với em, đọc sách không chỉ để thư giãn sau những lúc chạy thêm mệt mỏi, không chỉ để phục vụ cho những kỳ thi học sinh giỏi sắp tới, mà đó còn là lúc để em thả mình vào thế giới của văn chương, được sống với văn chương và để văn chương chữa lành và bồi đắp tình yêu thương”…
Xu hướng văn hóa đọc trong thời đại mới
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, sách truyền thống không còn là phương pháp tiếp cận duy nhất của con người, phát triển sách trên các nền tảng nghe - nhìn là một xu thế tất yếu để các bạn trẻ dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức sách.
Hiện tại, rất nhiều trang web có sách online miễn phí như Tramdoc.vn, Ybook.vn, Epub.vn… có rất nhiều các cuốn sách hay với đa dạng mẫu mã và phân chia thành các mục rõ ràng.
Bên cạnh đó, sách nói cũng là xu hướng được quan tâm. Cuộc sống vốn bận rộn, con người khó có thời gian đọc sách, sách nói chính là công cụ hữu ích để mỗi người tận dụng thời gian cho việc đọc.
Các bạn trẻ chủ yếu là sinh viên nên mua sách để đọc chưa phải là lựa chọn hàng đầu, việc đọc miễn phí qua Internet cũng là hình thức gìn giữ và phát triển văn hóa đọc trong tình hình hiện nay.
Để giúp các bạn trẻ có thói quen đọc sách từ sớm, rất cần sự định hướng từ các bậc phụ huynh. |
Đặc biệt, những tác phẩm xuất sắc được chuyển thể thành phim cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Nếu đọc sách không có hình ảnh, âm thanh sinh động thì điện ảnh có thể thu hút bằng cách mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn, trong khi thời lượng xem phim ngắn hơn so với hoàn thiện một cuốn sách.
Các tác phẩm điện ảnh của Việt Nam như “Làng Vũ Đại ngày ấy”, “Vợ chồng A Phủ”, “Bến Không chồng” và gần đây là “Cánh đồng bất tận” đã mang văn học đến gần hơn với khán giả, truyền cảm hứng với việc thưởng thức sách. Đó là xu hướng mới để lan tỏa nhiều hơn văn hóa đọc, giúp các bạn trẻ có thêm nhiều niềm say mê với những tác phẩm truyền thống.
Các hội sách cũng được tổ chức hằng năm trên khắp các tỉnh thành để lan tỏa và mang sách tiếp cận nhiều hơn với bạn đọc. Các cuộc thi về sách cũng được các trường học tổ chức để các bạn học sinh giới thiệu về sách hay và thuyết trình trước toàn trường.
Các cuộc thi phát động trên cả nước như “Đọc sách để thay đổi”, “Đại sứ văn hóa đọc” cũng đang khuyến khích và truyền cảm hứng để các bạn trẻ lan tỏa nhiều hơn giá trị của việc đọc sách.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, văn hóa đọc tuy bị lấn át bởi các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng còn rất nhiều bạn trẻ ở Thủ đô vẫn tích cực truyền cảm hứng đọc sách đến với cộng đồng, cộng đồng và cá nhân đang nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị của sách.
Trong năm 2021, Hà Nội sẽ tổ chức Hội sách Hà Nội lần thứ VII dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 29/9 đến 3/10 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình) với các hoạt động chính như: Trưng bày, triển lãm sách; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, các hiệp hội xuất bản, các doanh nghiệp trong và ngoài nước…; các khu vực giới thiệu sách của các nhà xuất bản trong và ngoài nước; giao lưu ra mắt sách, hoạt động giao dịch và trao đổi bản quyền, các chương trình giao lưu văn nghệ, các cuộc thi; phát động ủng hộ, tặng sách các thư viện trường học và các điểm bưu điện văn hóa xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn… Tổ chức các chương trình tọa đàm, giao lưu về sách trong Đoàn viên thanh niên và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố; Các chương trình giao lưu nghệ thuật với sự tham gia của học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố trong khuôn khổ Hội Sách Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện kế hoạch này. Thông qua các hoạt động văn hóa đọc sẽ giới thiệu các giá trị tri thức và văn hóa của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ra thế giới, đồng thời lựa chọn, tiếp thu những tinh hoa tri thức và văn hóa nhân loại để giới thiệu, phổ biến tại Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11