-->

Giờ đẹp để cúng Tết Nguyên tiêu 2025

(LĐTĐ) Người Việt Nam có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, thể hiện rõ sự coi trọng ngày Tết Nguyên tiêu của cha ông ta. Đây không chỉ là dịp để các gia đình thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn để cầu mong cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Tết Nguyên tiêu – Tết muộn của người Việt

Tết Nguyên tiêu, hay rằm tháng Giêng, là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm Âm lịch, mang những ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Tết Nguyên tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, từ thế kỷ II trước Công nguyên, Hán Vũ Đế đã khởi xướng ngày Tết Nguyên tiêu để tưởng nhớ linh hồn tổ tiên và cúng tế các vị thần linh. Từ đó, Tết Nguyên tiêu trở thành ngày hội quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Giờ đẹp để cúng Tết Nguyên tiêu 2025
Tết Nguyên tiêu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu gắn liền với việc thả đèn lồng hay đèn trời. Người ta quan niệm rằng, đèn lồng tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, thả đèn lồng là để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chào mừng mùa xuân sắp đến. Với người Việt Nam, Tết Nguyên tiêu mang ý nghĩa quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên, cầu bình an và tài lộc cho năm mới.

Giờ nào đẹp để cúng Tết Nguyên tiêu?

Năm 2025, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch. Theo quan niệm, có một số khung giờ tốt trong ngày 12/2 để tiến hành lễ cúng như sau:

Giờ Quý Mão (5h-7h): Thời điểm tốt cho các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.

Giờ Bính Ngọ (11h-13h): Thời điểm Phật giáng thế, thích hợp cho việc cúng lễ.

Giờ Mậu Thân (15h-17h): Thời điểm tốt cho khởi sự và mưu sự thuận lợi.

Giờ Kỷ Dậu (17h-19h): Thời điểm tốt, thích hợp để lập nghiệp và bắt đầu công việc mới.

Nếu không thể cúng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, gia chủ có thể thực hiện vào ngày 14 tháng Giêng (thứ Ba, ngày 11/2/2025 dương lịch) với các khung giờ đẹp như:

Giờ Nhâm Thìn (7h-9h).

Giờ Giáp Ngọ (11h-13h).

Giờ Ất Mùi (13h-15h).

Giờ Mậu Tuất (19h-21h).

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu cần có gì?

Cỗ cúng Tết Nguyên tiêu thường sẽ có hai mâm: Mâm cỗ chay để cúng Phật và mâm cỗ mặn để cúng gia tiên cùng các vị thần linh.

Mâm cỗ chay chay thường được cúng để bày tỏ lòng thành với Phật, mong cầu bình an và trí tuệ sáng suốt. Các món chay thường có:

Hương, hoa, đèn nến.

Xôi chay (thường là xôi đậu xanh, xôi gấc).

Chè ngọt (chè trôi nước, chè đậu xanh).

Bánh chay hoặc bánh trôi nước (tượng trưng cho sự đoàn viên).

Trái cây ngũ quả (mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, chuối...).

Rau củ luộc hoặc xào chay.

Giò chay, chả chay.

Nước trà và rượu nếp.

Mâm cỗ mặn thường dùng để cúng gia tiên và thần linh, cầu mong sự phù hộ cho gia đình. Các món thường có:

Hương, hoa, đèn nến.

Gà luộc nguyên con (hoặc vịt tùy theo địa phương).

Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh.

Giò chả (giò lụa, giò bò...).

Canh mọc hoặc canh măng.

Thịt kho tàu hoặc thịt đông.

Các món xào (rau củ hoặc thịt bò xào).

Trái cây ngũ quả.

Bánh chưng hoặc bánh tét (đặc trưng ngày Tết).

Rượu, trà.

Nhiều gia đình cũng thường chọn đi chùa vào ngày Tết Nguyên tiêu để cầu may, xin lộc và giải hạn trong dịp này. Tuy vậy, việc cúng bái vào giờ nào và mâm cỗ nên có gì cũng còn phụ thuộc vào điều kiện của các gia chủ. Điều quan trọng nhất là sự thành kính và tôn trọng với gia tiên, thì khi đó việc cúng bái mới thực sự có ý nghĩa.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẩn trương khống chế đám cháy bãi phế liệu ở Thanh Trì

Khẩn trương khống chế đám cháy bãi phế liệu ở Thanh Trì

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại bãi phế liệu gần xưởng sản xuất con lăn cao su trên Km1, đường Phan Trọng Tuệ, thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%.
Công an xác minh việc ném đá vào xe đang chạy trên cao tốc

Công an xác minh việc ném đá vào xe đang chạy trên cao tốc

(LĐTĐ) Đội Tuần tra đường bộ cao tốc số 4, Cục Cảnh sát giao thông cùng chính quyền huyện Diễn Châu (Nghệ An) và các lực lượng chức năng đang xác minh nghi vấn trẻ em ném đá vào xe đang chạy trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu.
Sẽ xem xét 6 nhóm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Sẽ xem xét 6 nhóm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 sẽ xem xét nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Giả mạo bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo hàng nghìn người

Giả mạo bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo hàng nghìn người

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 16 bị can về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Giá vàng nhẫn, vàng miếng bất ngờ tăng cả triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng nhẫn, vàng miếng bất ngờ tăng cả triệu đồng mỗi lượng

(LĐTĐ) Chiều 10/2, các cửa hàng kinh doanh vàng đồng loạt tăng mạnh giá mua - bán vàng. Trong đó, vàng nhẫn tròn và vàng miếng SJC nhảy vọt cả triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới đã tăng vọt so với đầu ngày. Theo cập nhật lúc 17h30 ngày 10/2, giá vàng thế giới đã lên 2.903,7 USD/ounce, tăng 42,6 USD.

Tin khác

Rộn ràng Lễ khai bút Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc

Rộn ràng Lễ khai bút Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc

(LĐTĐ) Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc (phường Quảng Thanh, thành phố Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủy Nguyên long trọng tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025 và Hội thi viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ lần thứ 3.
Nhờ con đăng ký, người mẹ trở thành Vua Tiếng Việt mùa 3

Nhờ con đăng ký, người mẹ trở thành Vua Tiếng Việt mùa 3

(LĐTĐ) Chương trình Vua Tiếng Việt mùa 3 đã tìm ra vị "Vua" mới là chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi, quê quán Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với công việc nhân viên nhân sự.
TP.HCM: Kéo dài thời gian trưng bày linh vật Rắn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Kéo dài thời gian trưng bày linh vật Rắn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục trưng bày linh vật Tết Ất Tỵ đến hết ngày 9/3/2025 để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của nhân dân, du khách và Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 11.
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương, khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương, khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 6/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương, khai Xuân tưởng niệm, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Sắc Xuân rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sắc Xuân rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" trong suốt tháng 2, từ ngày 1 đến 28/2/2025.
Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm

Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm

(LĐTĐ) Tháng Giêng, tháng hai là những tháng có nhiều hoạt động lễ lạt, thờ cúng trong phong tục của người Việt. Việc thờ cúng ấy không chỉ là thắp hương, dâng lễ vật mà còn mang cả những ý nghĩa văn hóa và đạo đức. Cao hơn nữa, nó thể hiện một quan niệm, triết lý về nhân sinh và xã hội của dân tộc.
Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

(LĐTĐ) Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương là di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, người được coi là Thủy tổ của người Bách Việt thời cổ.
Kính lão trọng thọ: Giá trị trường tồn trong văn hóa Việt Nam

Kính lão trọng thọ: Giá trị trường tồn trong văn hóa Việt Nam

(LĐTĐ) Mừng thọ là phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cứ mỗi dịp đầu Xuân, các làng, xã lại nô nức tổ chức mừng thọ cho các cụ. Với người Việt Nam, “kính lão đắc thọ” và sự trân trọng, biết ơn những bậc cao niên đã là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống người dân.
"95 năm - Ánh sáng soi đường": Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân

"95 năm - Ánh sáng soi đường": Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân

(LĐTĐ) Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới" với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động