Giáo viên, cán bộ quản lý quyết định thành bại của đổi mới giáo dục
Chuẩn giáo viên: Bao giờ đáp ứng được yêu cầu? | |
Đổi mới và phát triển giáo dục: Phải bắt đầu từ người thầy... | |
Giáo dục - Đào tạo: Đổi mới cần thời gian và lộ trình |
Ảnh minh họa. |
Đây là ý kiến chia sẻ, góp ý thẳng thắn của các chuyên gia, nhà quản lý về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tại Hội thảo do Học viện Quản lý giáo dục tổ chức, ngày 18/5.
Bồi dưỡng giáo viên dạy Chương trình mới
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đánh giá, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thể hiện quan điểm lấy người học làm trung tâm, qua việc thiết kế các môn học, gia tăng sự lựa chọn cho người học về môn học, sách giáo khoa cũng như thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá.
PGS.TS Trần Ngọc Giao, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục khẳng định, dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được xây dựng theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện mà Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra. Quy trình xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là tương đối rõ ràng, có tính hệ thống từ khâu xác định quan điểm tiếp cận, mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch giáo dục đến định hướng nội dung, phương pháp, đánh giá và điều kiện thực hiện Chương trình.
Những yêu cầu về các phẩm chất chủ yếu, các năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh được coi là căn cứ xây dựng chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá kết quả giáo dục học sinh và chất lượng giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, về điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, GS. Nguyễn Đức Chính, nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN cho rằng, khó khăn lớn nhất của việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đây là lực lượng quyết định thành bại của chương trình.
GS. Nguyễn Đức Chính đề nghị, cần bổ sung vào điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông phần về đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường/khoa sư phạm. Tính toán ngân sách, tăng định biên giáo viên/số lượng học sinh (có sự tiếp thu các kinh nghiệm của nước ngoài) nhằm hiện thực hóa các mục tiêu.
Đặc biệt, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới cần được tiến hành khẩn trương, nhất là các môn học và hoạt động giáo dục có nội dung mới so với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Cần đổi mới căn bản tư duy về giáo dục
Đánh giá việc chuyển nền giáo dục từ chủ yếu truyền đạt kiến thức sang nền giáo dục chủ yếu rèn luyện phẩm chất năng lực là một chủ trương đúng đắn, GS. Nguyễn Đức Chính cho rằng, để thực hiện chủ trương này cả hệ thống giáo dục phải đổi mới căn bản tư duy về giáo dục, về quản lý giáo dục.
“Trong công cuộc cách mạng này vai trò của hiệu trưởng với tư cách là chỉ huy trưởng của một đơn vị tác chiến trực tiếp, quyết định thành bại trên mặt trận của mình”, ông Chính cũng nhấn mạnh.
Cùng quan điểm này, theo TS. Nguyễn Liên Châu (Học viện Quản lý giáo dục), đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cần được học tập lý luận nội dung đổi mới. Việc mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phổ thông hiện nay cần tổ chức lớp theo vị trí việc làm và chức danh quản lý.
TS. Nguyễn Thị Thanh, Khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, khi triển khai hoạt động giáo dục theo chương trình mới, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đã là một nhiệm vụ cấp bách. Theo yêu cầu, mỗi giáo viên phải luôn năng động, sáng tạo trong cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng phải khuyến khích học sinh tư duy phản biện và tư duy sáng tạo.
Do vậy mỗi giáo viên phải có sự thay đổi tư duy, đổi mới cách dạy học. Từ nhận thức đến năng lực hành động của giáo viên đều cần phải được đào tạo và bồi dưỡng nghiêm túc.
Trong nội dung chương trình cần lưu ý những nội dung hướng dẫn cách phân cấp, phân quyền trong nhà trường để mỗi tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn hoặc cá nhân mỗi giáo viên được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Về phương thức quản lý cũng nên chuyển từ việc quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện sang quản lý kết quả để nâng cao tính chủ động cho đội ngũ…
Theo BP/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên
Giáo dục 15/01/2025 14:58