-->

Giao thông vận tải “chạy đua” chuyển đổi số

Giao thông là huyết mạch của quốc gia, gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, nên việc chuyển đổi số thành công sẽ giúp người dân và doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn. Tại Hà Nội, thời gian qua ngành Giao thông vận tải (GTVT) cũng đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?

Thấy ngay hiệu quả

Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”, ứng dụng những thành tựu 4.0 vào sản xuất và quản lý điều hành thì việc chuyển đổi số là tất yếu và vô cùng quan trọng. Thực tế, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Với việc ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg thì đường hướng chuyển đổi số đã từng bước được hoạch định rõ nét.

Giao thông vận tải “chạy đua” chuyển đổi số
Trung tâm điều hành giao thông thông minh Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua Hà Nội đã tích cực vào cuộc, ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi mặt quản lý, kinh doanh, sản xuất, đời sống xã hội. Với vai trò đi đầu, ngành GTVT Thủ đô cũng có những bước chuyển mình, tích cực ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành. Điểm sáng dễ thấy nhất là hiện 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT Hà Nội đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (4 dịch vụ toàn trình và 115 dịch vụ một phần).

Đáng chú ý, tháng 4 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã đưa hệ thống thẻ vé ảo vào ứng dụng trong toàn hệ thống xe buýt của Thành phố. Giờ đây, thay vì phải ra trực tiếp các quầy bán vé, người dân có thể mua, đổi, gia hạn, sử dụng thẻ vé xe buýt chỉ bằng một thiết bị di động. Hoạt động này không chỉ tiết kiệm chi phí xã hội từ việc không sử dụng vé giấy, hơn nữa còn thuận tiện, tránh phiền hà cho hành khách khi không còn lệ thuộc vào vé giấy và tiền mặt. Với nhiều ưu điểm, hệ thống thẻ vé ảo đã ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng, hoan nghênh của Nhân dân Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ.

Ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết, việc đưa vào sử dụng thẻ vé ảo nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội về công tác chuyển đổi số nhằm hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thông minh.

Ngoài ra, việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng. Thẻ ảo có giá trị sử dụng ngay sau khi đăng ký thẻ thành công (không mất thời gian chờ đợi 3-4 ngày lấy thẻ và không mất thời gian xếp hàng dán tem vé tháng như thẻ vật lý); thuận tiện khi đăng ký thẻ, gia hạn thẻ vé tháng cho người thân; theo dõi lịch sử sử dụng dịch vụ của cá nhân…

Đánh giá tích cực việc ứng dụng thẻ vé ảo, anh Nguyễn Văn Hưng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) chia sẻ, với sinh viên như anh, việc tải ứng dụng và sử dụng dịch vụ khá dễ dàng, thuận lợi, dễ sử dụng. Điều khiến anh hài lòng nhất là ở nhà, vào bất cứ thời gian nào cũng có thể đăng ký làm thẻ để sử dụng mà không phải ra điểm giao dịch. Khi đi xe buýt, không cần phải mang theo thẻ giấy mà chỉ cần quét mã QR, không còn nỗi lo quên hoặc mất thẻ.

Cũng trong tháng 4/2024, ứng dụng thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đã được thí điểm tại một số quận nội thành Hà Nội. Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, từ ngày 15/4 đến hết ngày 17/6, Thành phố đã có 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt tại 9 địa phương gồm: Hoàn Kiếm (22 điểm), Tây Hồ (8 điểm), Nam Từ Liêm (9 điểm), Cầu Giấy (9 điểm), Đống Đa (4 điểm), Hai Bà Trưng (4 điểm), Bắc Từ Liêm (3 điểm), Ba Đình (2 điểm), Long Biên (2 điểm).

Đáng chú ý, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, sau 2 tháng thí điểm, các điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt đã có 156.403 lượt giao dịch với hình thức thanh toán qua hệ thống QR code, VETC, ePass và MTC đạt khoảng 89,8%; thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm tỷ lệ 10,2%. Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc trông giữ xe thanh toán không dùng tiền mặt là một “Việc dễ có thể làm ngay, đến liền tay ngay 3 lợi ích” cho cả Nhà nước – Doanh nghiệp – Người dân, đó là “Minh bạch – Thuận tiện – Văn minh hiện đại”. Thông qua việc này, người dân đồng thuận vì thu đúng giá, công khai minh bạch, dịch vụ chất lượng tốt, thuận tiện ra vào “không dừng”, dễ tìm kiếm đặt chỗ, giảm chi phí thời gian; chính quyền chống thất thu về thuế; còn doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Đồng bộ triển khai

Theo tìm hiểu, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn Hà Nội.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã định hướng cho Thủ đô phát triển trong những năm tới, xác định giao thông thông minh là một trong những yếu tố rất quan trọng để xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố thông minh. Thành ủy Hà Nội cũng đề ra Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 30/12/2022 về “Chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ở phạm vi, nhiệm vụ của mình, Sở GTVT Hà Nội đã trình lên Thành phố Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố Hà Nội”… tất cả những nội dung này là những bước đi cụ thể, rõ nét thể hiện một chiến lược rõ ràng của Thành phố trong phát triển hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực GTVT.

Ông Thái Hồ Phương cho biết, hệ thống giao thông thông minh bao gồm các ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác tổ chức, quản lý điều hành hệ thống GTVT một cách hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường...

Trung tâm Điều hành giao thông thông minh, với hệ thống phần mềm quản lý và thiết bị ngoại vi, có 12 chức năng cơ bản gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng; quản lý vận tải; quản lý nhu cầu giao thông; mô phỏng giao thông trong công tác quản lý, khai thác và điều hành GTVT. Trong giai đoạn thí điểm, hệ thống có 9 chức năng (trong đó 7 chức năng hoạt động ngay và 2 chức năng chờ tích hợp). Hệ thống được thiết kế sẵn sàng mở rộng, tích hợp đủ 12 chức năng khi các ứng dụng hoàn thiện, đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Hiện 9 chức năng của Trung tâm Điều hành giao thông thông minh gồm: Hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường, giao thông thông minh là một trong những trụ cột chính trong cấu trúc đô thị thông minh. Lộ trình hình thành hệ thống giao thông thông minh chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (năm 2024-2026) hình thành Trung tâm Điều hành giao thông thông minh (với 9/12 chức năng). Giai đoạn 2 (năm 2027-2029), trung tâm được mở rộng (gắn với việc thực hiện đủ 12/12 chức năng). Giai đoạn 3 (từ năm 2030) là giai đoạn phát triển bền vững.

Nhìn từ những kết quả ngành GTVT Thủ đô đạt được có thể thấy, Hà Nội đã đề ra một chiến lược chuyển đổi số trong GTVT phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng lâu dài. Trong quá trình chuyển đổi số tất nhiên sẽ không tránh khỏi những khó khăn bước đầu. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với nỗ lực và quyết tâm, ngành GTVT Hà Nội sẽ là nhân tố đóng góp tích cực và toàn diện vào công cuộc chuyển đổi số của Thủ đô.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động