--> -->

Giám sát truy xuất nguồn gốc hàng hoá: Tăng độ an toàn, thêm niềm tin

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một xu thế tất yếu và là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ vậy, truy xuất nguồn gốc hàng hóa còn là tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại… từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại Đưa vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng qua mã QRCode

Chủ động xây dựng bộ truy xuất hàng hóa

Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 12/1/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030, mới đây, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành văn bản số 2723/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động truy xuất nguồn gốc; đào tạo, tập huấn về truy xuất nguồn gốc; điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của thành phố”, bảo đảm kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa quốc gia.

Giám sát truy xuất nguồn gốc hàng hoá: Tăng độ an toàn, thêm niềm tin
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm có tem mác, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện có hai hình thức truy xuất, gồm chứng minh nguồn gốc xuất xứ qua tài liệu hồ sơ giấy tờ và truy xuất nguồn gốc bằng mã QR Code hay mã vạch. Đây là việc hết sức cần thiết, tạo ra dòng chảy thông tin từ người sản xuất, đến người tiêu dùng.

Với những doanh nghiệp làm ăn bài bản, để xây dựng thương hiệu nhất thiết phải quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc và chứng minh bằng được với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình là an toàn. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng chính là thông điệp về chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng một cách cụ thể nhất.

Việc Hà Nội đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa được cả doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân quan tâm. Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, mà còn là “hàng rào” bảo vệ sản phẩm và doanh nghiệp. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, đây là công cụ hữu ích phục vụ quản lý, kiểm soát thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Theo một số chuyên gia, việc minh bạch nguồn gốc hàng hoá góp phần củng cố thương hiệu và gia tăng giá trị của sản phẩm, tạo dựng niềm tin với khách hàng, cũng như tăng tính cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh liên kết giữa các vùng sản xuất trên cả nước với các nước trên thế giới, hình thành mạng lưới toàn cầu cho các sản phẩm của Việt Nam.

Có thể nói, truy xuất nguồn gốc vừa là công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể bảo đảm được chất lượng trong sản xuất và quyền lợi người dùng; vừa là yếu tố để nhà sản xuất và người tiêu dùng hướng đến xây dựng một văn hóa mới phù hợp với sự phát triển.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Là một người tiêu dùng, chị Nguyễn Vũ Diệu Linh (phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan, do đó để bảo đảm sức khỏe cho gia đình, mình thường mua các sản phẩm có tem mác, truy xuất được nguồn gốc rõ ràng. Đó là cách bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của gia đình mình”.

Cũng như chị Linh, chị Nguyễn Thị Hà (phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: “Là người nội trợ chính trong gia đình, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được tôi đặt lên hàng đầu. Do đó, tôi thường vào siêu thị để mua rau, thịt, hoa quả…bởi ở đó các sản phẩm có dán tem mác xuất xứ đầy đủ”.

Có cùng quan điểm, chị Mai Anh (phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, gia đình chị thường mua hàng hóa ở siêu thị để bảo đảm an tâm về nguồn gốc của các loại thực phẩm. “Đứng từ góc độ người tiêu dùng, tôi hoàn toàn ủng hộ sản phẩm dán tem truy xuất nguồn gốc”, chị Mai Anh nói.

Nắm bắt được xu thế này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng cho mình bộ truy xuất hàng hóa, đặc biệt là nông sản theo những tiêu chuẩn có uy tín như GAP, GlobalGAP, ASC, BAP... Các doanh nghiệp này không chỉ nỗ lực đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn hướng đến mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế vốn có đòi hỏi cao và nghiêm ngặt về các chuẩn mực chất lượng.

Từ hai năm nay, 100% lượng thịt gà của các hộ thành viên trong Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) đều được sản xuất theo quy trình an toàn, đóng gói dán tem QR code. Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía Sơn Tây cho hay, hiện nay, với quy mô 100.000 con gà, trung bình mỗi ngày, chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây cung cấp khoảng 0,5 tấn thịt gà cho thị trường.

“Điều phấn khởi nhất là chúng tôi nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng về việc dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thông qua điện thoại thông minh có kết nối mạng”, ông Quân nói.

Bà Nguyễn Thu Hương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Ánh Dương cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, sử dụng mã QR, mã vạch là xu hướng và nhu cầu tất yếu, tạo cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, thế mạnh trong kinh doanh. Sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc sẽ có sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành hàng./.

Trong giai đoạn này, thành phố Hà Nội phấn đấu có 50% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thuốc chữa bệnh; sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm, ưu tiên, đặc trưng trên địa bàn thành phố sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn) đã khẳng định là điểm sáng trong xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp và chăm lo toàn diện cho đời sống người lao động.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (14/5), giá dầu thế giới nối dài đà tăng. Theo đó, hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ đã tăng hơn 1 USD/thùng, sau khi Nhà Trắng công bố kế hoạch Saudi Arabia sẽ đầu tư 600 tỷ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,92 USD/thùng, tăng 1,46%, giá dầu WTI ở mốc 62,99 USD/thùng, tăng 1,71%.
Ngày mai (15/5), giá xăng bán lẻ có thể tăng 225 - 374 đồng/lít

Ngày mai (15/5), giá xăng bán lẻ có thể tăng 225 - 374 đồng/lít

VPI dự báo, tại kỳ điều hành ngày 15/5, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng 225 - 374 đồng/lít.
Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (14/5): Đảo chiều hồi phục ở cả thị trường trong nước và thế giới.
Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Giá USD trong nước tăng trở lại, thị trường tự do ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Giá USD trong nước tăng trở lại, thị trường tự do ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 28 đồng, hiện ở mức 24.973 đồng.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Xem thêm
Phiên bản di động