-->

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Triển lãm "Con đường thống nhất" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Lan tỏa xúc cảm tự hào về lịch sử dân tộc

Chiến công đập tan "cánh cửa thép" Xuân Lộc

Để hiểu thêm về con người, cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Anh Thi - con trai của Thiếu tướng và hiện là Thường trực Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện. Theo chia sẻ của ông Hoàng Anh Thi, trong nhịp điệu hết sức khẩn trương những ngày đầu năm 1975, Quân đoàn 4 dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng, Tư lệnh Hoàng Cầm và Thiếu tướng Chính ủy Hoàng Thế Thiện đã triển khai tiến công địch trên hai hướng: Quốc lộ 13 và quốc lộ 20. Chính ủy Hoàng Thế Thiện trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh địch trên hướng Dầu Tiếng - Chơn Thành, giải phóng quận lỵ Dầu Tiếng, tiến công địch ở An Lộc - Chơn Thành, rồi lật cánh, cùng lực lượng toàn Quân đoàn thực hành trận đánh 12 ngày đêm chiến đấu gay go, ác liệt ở Xuân Lộc. Trận đánh Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Quân đoàn 4 dưới sự chỉ huy tài tình của Tư lệnh Hoàng Cầm và Chính ủy Hoàng Thế Thiện đã đập tan "cánh cửa thép" Xuân Lộc - nơi địch tập trung lực lượng tinh nhuệ và quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá. Chiến thắng này đã mở toang cửa cho các đơn vị bạn tiến vào Sài Gòn từ hướng Đông trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn và Mặt trận 968 Nam Lào tại Quảng Bình, tháng 7/1970 (đồng chí Hoàng Thế Thiện ngồi thứ hai từ phải sang).

Tiếp đó, Quân đoàn tiến công các tuyến đề kháng, phòng ngự của địch tại Trảng Bom, Hố Nai; đánh chiếm sân bay quân sự, căn cứ quân khu 3, quân đoàn 3 ngụy, giải phóng thị xã Biên Hòa; góp phần tạo ra thế trận mới, có ý nghĩa chiến lược cho các binh đoàn chủ lực và các lực lượng vũ trang của cánh quân hướng Đông giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện cùng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lãnh đạo, chỉ huy bộ đội thực hiện nhiệm vụ quân quản thành phố Sài Gòn, xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm trong thành phố. Đồng chí được Trung ương Cục miền Nam chỉ định tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Đây là một vinh dự lớn và niềm tự hào đối với cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Quân đoàn 4 ngay sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Người chính ủy tài ba trên các chiến trường trọng yếu

Tại Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện hiện đang lưu giữ nhiều kỷ vật và tài liệu quý giá liên quan đến các trận đánh do ông chỉ huy. Trước đó, trong trận Bàu Bàng (ngày 12/11/1965), trên cương vị Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị đầu tiên của Sư đoàn 9, đồng chí đã tham mưu với Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ chỉ huy Sư đoàn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến đấu. Mặc dù được phân công trực Sở chỉ huy cơ bản, đồng chí đã bày tỏ nguyện vọng tham gia Ban Chỉ huy Tiền phương và được sự nhất trí của Tư lệnh và Chính ủy Sư đoàn. Chiến thắng Bàu Bàng là điểm son trong trận đầu ra quân đánh Mỹ và thắng Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là đánh bại Sư đoàn 1 bộ binh "Anh cả đỏ" của Mỹ - đơn vị mà Mỹ luôn khoe khoang là trong lịch sử chưa từng "chiến bại".

Hay trong trận then chốt quyết định trên điểm cao 875 ở phía tây nam quận lỵ Đắk Tô vào ngày 19/11/1967 trong Chiến dịch Đắk Tô (từ ngày 3/11 đến ngày 22/11/1967), dưới sự chỉ huy tài tình của Tư lệnh Nguyễn Hữu An và Chính ủy Hoàng Thế Thiện, Sư đoàn 1, Mặt trận Tân Nguyên đã tiêu diệt gần hết Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 của Mỹ - "con cưng" của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và qua Triều Tiên chưa hề bị thua. Tháng 10/1970, trên cương vị Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí Hoàng Thế Thiện được phân công xuống tốc chiến tại Binh trạm 14. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt giành giật giữa ta và địch để giải tỏa trọng điểm Chà Là trên đường 20 Quyết Thắng, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy các lực lượng công binh của Binh trạm 14 lặn lội ngày đêm chui rừng, vượt đèo, vượt suối mở đường giải tỏa trọng điểm này, góp phần thắng lợi trong kế hoạch vận chuyển chi viện chiến trường mùa khô năm 1970-1971…

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.

Ông Hoàng Anh Thi nhấn mạnh: “Đồng chí Hoàng Thế Thiện cũng là vị tướng duy nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã vượt Đường Hồ Chí Minh trên biển để tham gia mở Đường Hồ Chí Minh trên bộ. Trong thời gian từ tháng 5/1973 đến tháng 2/1975, trên cương vị Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, đồng chí đã cùng với Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Trường Sơn ghi nhiều dấu ấn về đổi mới tổ chức lực lượng và thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chi viện”.

Theo đó, đồng chí cùng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã có những quyết sách quan trọng, là "Tổng Công trình sư" của việc đổi mới căn bản về tổ chức lực lượng của Bộ đội Trường Sơn. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Bộ đội Trường Sơn đã tổ chức lại các Sư đoàn khu vực thành các sư đoàn binh chủng, tạo nên một bước đột phá và chuyển biến cơ bản, hiệu quả trong công tác chi viện chiến lược. Chính nhờ sự thay đổi về tổ chức lực lượng mà Bộ đội Trường Sơn đã đáp ứng được yêu cầu to lớn của công tác chi viện và đáp ứng yêu cầu phục vụ trực tiếp các Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Với hơn 55 năm hoạt động cách mạng, gần 40 năm chiến đấu trên chiến trường cả 3 nước Đông Dương và công tác trong quân đội, đồng chí Hoàng Thế Thiện luôn là người đi đầu trong hoạt động xây dựng các đơn vị chủ lực cấp chiến dịch và chiến lược; đi đầu trong lãnh đạo, chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và công tác ở những thời điểm quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã từng đánh giá: "Đồng chí Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của Quân đội. Đồng chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đồng chí, Đồng đội tin yêu".

Đồng chí Hoàng Thế Thiện, tên khai sinh là Lưu Văn Thi, sinh ngày 20/10/1922, quê thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, sinh ra và lớn lên tại thành phố Hải Phòng, từ trần ngày 5/9/1995. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1940, vào Đảng tháng 4/1945, thụ phong quân hàm Thiếu tướng tháng 4/1974. Với công lao to lớn và thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 5 Huân chương Quân công (2 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 2 hạng Ba), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác; được Vương quốc Campuchia truy tặng Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng Nhất, Nhà nước Lào truy tặng Huân chương Anh dũng hạng nhất.
Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Không ngẫu nhiên nhưng lại rất tình cờ, 22h đêm ngày 27/4, khi chuyến tàu “thống nhất” chạy từ Ga Hà Nội lướt qua phía đường Lê Duẩn nơi ghi chữ “Công viên Thống nhất”, bất ngờ pháo hoa được bắn lên rực sáng bầu trời Thủ đô chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con gái tôi và bao bạn trẻ xung quanh háo hức ngước nhìn lên bầu trời rực sáng bởi pháo hoa, trong tôi cảm giác thật khó tả. Nhìn sự hân hoan của con cũng như các bạn trẻ, nhìn sự thanh bình của “Thành phố vì hòa bình” mới thấy hai chữ “thống nhất” thiêng liêng đến nhường nào.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Ngày 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của thành phố Hà Nội, với tổng số tiền 381,816 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động