Gia tăng xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN
Xuất khẩu gạo gặp khó do Tân Cảng Hiệp Phước tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo Cần xây dựng thương hiệu gạo Việt tại thị trường Anh quốc Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo? |
Nhằm tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN như nhu cầu thị trường, yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu... ngày 5/5/2022, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại ASEAN tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường ASEAN. Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại An Giang kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
![]() |
ASEAN là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam |
Dự kiến tại Phiên tư vấn, ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia sẽ thông tin về tình hình thị trường gạo Indonesia và các cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Bà Lê Thị Phương Hoa, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào sẽ chia sẻ về mặt hàng gạo tại thị trường Lào. Bà Trần Lê Dung, Bí thứ thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia sẽ nêu một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu gạo sang Malaysia.
Ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore sẽ giới thiệu tình hình thị trường gạo Singapore niên vụ 2021-2022. Ông Nguyễn Thành Huy, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm gieo trồng, thu hoạch gạo của Thái Lan với doanh nghiệp Việt Nam. Phiên tư vấn cũng sẽ dành thời gian để tư vấn trực tiếp các vấn đề cụ thể của các doanh nghiệp liên quan đến việc phát triển xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang các nước ASEAN.
Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippinnes. Năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Quý 1/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch. Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Đặc biệt, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia trong tháng 1/2022 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2021, với mức tăng tương ứng 163,4% và 156%; và so với tháng 1/2021 cũng tăng mạnh 104% về khối lượng và tăng 67,5% về kim ngạch, đạt 34.925 tấn, tương đương 16,07 triệu USD.
Gạo xuất khẩu sang Philippines và Indonesia chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu bằng giá. Về mặt chiến lược, ngành gạo của Việt Nam đang giảm dần sản xuất và xuất khẩu các loại gạo trắng thường nên không thể cạnh tranh về giá với các nước chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 đến 40% trong cơ cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 đến 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020.
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030, dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn. Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm,…
Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới. Tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân 2025

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá
Tin khác

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 08:03

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 07:14

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm
Thị trường 09/05/2025 07:10

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá
Thị trường 09/05/2025 05:41

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Thị trường 08/05/2025 22:19

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng
Thị trường 08/05/2025 18:17

Giá xăng dầu giảm đến hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 8/5
Thị trường 08/05/2025 15:48

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Thị trường 08/05/2025 10:30

Giá xăng dầu hôm nay (8/5): Dầu thế giới vẫn trên đà giảm
Thị trường 08/05/2025 07:35

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
Thị trường 08/05/2025 06:47