Ghép gan thành công cứu sống bé gái bị suy gan cấp
![]() | Vượt qua nỗi đau mất con, người mẹ đồng ý hiến tạng cứu 4 người. |
![]() | Thực hiện thành công 3 ca ghép tạng từ người cho chết não |
![]() | Sự sống tiếp nối từ mô, tạng được hiến tặng |
Bệnh nhân được ghép gan trong trường hợp hy hữu trên là Dương Thị Phương Mai, 15 tuổi. Còn người hiến tạng không ai khác là anh Dương Văn Tiến, 39 tuổi, bố cháu bé cùng trú tại huyện Tĩnh Gia, (Thanh Hoá). Đây được coi là bệnh nhân nặng nhất trong 36 trường hợp ghép gan mà phía bệnh viện từng tiến hành ghép thành công.
![]() |
Thông tin y học về ca ghép gan từ cặp bố con ruột tại bệnh viện Việt Đức. |
Nói về ca ghép tạng này, GS-TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho rằng: “Đây là một ca ghép gan cực kỳ đặc biệt, bệnh nhân sống lại được là cả một kỳ tích, bởi tiên lượng đến 90% sẽ tử vong nếu không được ghép gan. Trong khi đó, trước khi được ghép gan, bệnh nhân đã bị bệnh Wilson, suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, xơ gan, đã hôn mê gan, rối loạn đông máu nặng, khiến cho việc ghép gan gặp nhiều khó khăn”.
Bệnh nhân được ghép 60% thể tích gan từ bố đẻ vào ngày 29/3. Tham gia ca phẫu thuật có hơn 100 bác sĩ điều dưỡng của bệnh viện Việt Đức, đặc biệt là đội ngũ gây mê hồi sức đã cứu sống bệnh nhi sau 9 tiếng ghép gan. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp ghép gan bán phần từ người hiến khoẻ mạnh, từ nửa gan của người cha được cắt.
Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, kíp phẫu thuật gan cho cháu Mai đã chịu nhiều áp lực về mặt kỹ thuật. Các bác sĩ phải cố gắng hết sức để rút ngắn thời gian phẫu thuật cho bệnh nhi. Bởi việc mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao. Chính việc bệnh nhân suy gan cấp trong vài tháng, chuyển nhiều viện cũng như nhiễm trùng trước mổ rất nặng, phù phổi cấp,... tạo nên khó khăn, khiến các bác sĩ phải "cân não" trong quá trình mổ.
Ngoài ra bệnh nhân còn có bất thường bẩm sinh hẹp động mạch thân tạng, là gốc của động mạch gan khiến không thể thực hiện miệng nối động mạch bình thường mà phải nối dài, nối trực tiếp động mạch gan vào động mạch chủ bụng.
![]() |
Hiện tại sau ca phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân Dương Thị Phương Mai đang hồi phục tốt. |
Hiện tại sau ca phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi đã tỉnh, có thể tự ngồi dậy ăn uống được, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, chức năng gan phục hồi như dự kiến. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi các biến chứng sau ghép gan như: tắc mạch, nhiễm trùng, thải ghép... Còn bố cháu bé, người hiến gan cũng đã tỉnh, phục hồi tốt và dự kiến mùng 7/4 sẽ được xuất viện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47