-->

Gần 85.000 công dân Việt Nam được đưa về nước an toàn: Ấm lòng bà con kiều bào

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ bùng phát trên toàn cầu, yêu cầu về công tác bảo hộ công dân đã được nâng lên một mức cao mới khi Việt Nam triển khai giúp đỡ hàng nghìn công dân Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
“Mệnh lệnh” đến từ trái tim Hơn 80.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ được hỗ trợ về nước an toàn Thêm 4 chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước an toàn
Gần 85.000 công dân Việt Nam được đưa về nước an toàn: Ấm lòng bà con kiều bào
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng

Thông tin tới báo chí về công tác bảo hộ công dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết: Trong những năm qua, người Việt Nam ra nước ngoài không ngừng gia tăng về số lượng và đa dạng về thành phần đã đặt ra những vấn đề khó khăn, thách thức cho công tác bảo hộ công dân.

Theo thống kê của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) số công dân được bảo hộ tăng dần qua từng năm: Năm 2017 có 8.024 người; năm 2018 có trên 10.000 người; năm 2019 có 13.643 công dân và năm 2020 là 21.384 công dân. Số lượng các cuộc gọi của công dân Việt Nam cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân ở nước ngoài thông qua tổng đài điện thoại về bảo hộ công dân đã tăng gấp 10 lần so với lúc bắt đầu hoạt động từ năm 2016.

Số lượng công dân được bảo hộ tăng đi kèm với tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Nhiều vụ việc chưa từng có tiền lệ như tàu biển của Việt Nam bị cướp biển tấn công và thuyền viên bị giữ làm con tin; việc bảo hộ công dân Đoàn Thị Hương bị bắt và bị xét xử tại Malaysia; đoàn du khách Việt Nam thăm Ai Cập bị đánh bom; vụ việc 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London (Anh)...

Đặc biệt, năm 2020, khi đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ bùng phát trên toàn cầu, yêu cầu về công tác bảo hộ công dân đã được nâng lên một mức cao mới khi chúng ta triển khai giúp đỡ hàng nghìn công dân Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

"Những chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, nhu cầu cấp thiết về nước đã mang nặng nghĩa đồng bào giữa lúc Covid-19 hoành hành khắp nơi trên thế giới, đã thực sự làm lay động hàng triệu con tim. Mặc dù ngân sách hạn hẹp, khó khăn thách thức còn nhiều, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước một cách bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết.

Với tinh thần như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cơ quan chức năng Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong, ngoài nước để tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước một cách an toàn, phù hợp với năng lực cách ly trong nước.

Kết quả trong năm 2020, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các địa phương liên quan triển khai thực hiện hơn 300 chuyến bay, đưa gần 85.000 công dân từ 59 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trở về nước an toàn.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng: Công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh, có thể nói là chưa từng có trong lịch sử, đã diễn ra thường xuyên, liên tục, không hạn chế về mặt thời gian, không gian, trong khi nguồn lực trong nước còn hạn chế, các yêu cầu về phòng chống dịch đòi hỏi phải hết sức tỉ mỉ, chặt chẽ, an toàn.

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ và với nỗ lực vượt bậc, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao với các Bộ, ngành liên quan đã góp phần đảm bảo, nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân ở nước ngoài, được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao.

Gần 85.000 công dân Việt Nam được đưa về nước an toàn: Ấm lòng bà con kiều bào
Công dân Việt Nam tại Canada chờ làm thủ tục lên máy bay về nước

"Để thực hiện thành công những chuyến bay đưa công dân về nước nêu trên, có sự đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng của các cán bộ ngoại giao làm công tác bảo hộ công dân ở trong và ngoài nước. Đã có những thời điểm, tất cả các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao nói riêng và của Chính phủ nói chung đều được đặt ở chế độ “trực chiến,” các ban ngành liên quan luôn có cán bộ túc trực gần như 24/24 giờ, ban ngày theo dõi thông tin trong và ngoài nước, tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 ở các cấp, đến đêm kết nối, trao đổi với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở các châu lục để nắm tình hình, các chính sách của sở tại, cập nhật số lượng công dân Việt Nam ở nước ngoài cần trợ giúp, bị mắc kẹt ở các sân bay", ông Tô Anh Dũng chia sẻ.

Khi dịch bệnh hoành hành, khó khăn, thách thức từ nhiều phía, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và Bộ Ngoại giao nói chung, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, luôn cố gắng hết mình để đứng vững và trở thành điểm tựa cho đồng bào xa xứ.

"Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài đã và đang củng cố niềm tin của những người con xa xứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp bà con kiều bào thêm “ấm lòng”, thêm yêu mến và hướng về quê hương đất nước", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, trong thời gian tới, công tác đưa công dân bị “kẹt” ở nước ngoài sẽ tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh, cố gắng đáp ứng tối đa nguyện vọng về nước chính đáng của công dân, trên cơ sở phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trong và ngoài nước cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh và năng lực cách ly tại các địa phương của ta.

Bên cạnh đó, đối với các công dân Việt Nam và cộng đồng kiều bào ta còn đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên trao đổi, thúc đẩy, hợp tác chặt chẽ với phía nước ngoài, các cơ quan chức năng của sở tại nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, làm việc… tốt nhất cho công dân.

Cụ thể là, đề nghị phía nước ngoài tiếp tục gia hạn lưu trú đối với các trường hợp công dân hết hạn lưu trú, sớm bố trí lại việc làm cho người lao động mất việc, từng bước duy trì bình thường dần trở lại việc học tập cho các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài và tiến hành các biện pháp bảo hộ tốt nhất đối với công dân ta một cách kịp thời, hiệu quả.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động