--> -->
Đảm bảo an toàn cháy, nổ trong xây dựng:

Dừng thi công nếu không an toàn

Theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Thành phố, đối với các chung cư chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC) mà đã cho người dân vào ở, nếu để xảy ra sự cố thì trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đó đến Ban Quản lý tòa nhà và có một phần trách nhiệm của người dân.
tin nhap 20160415095807 Tạm dừng thi công cầu vượt Cầu Giấy sau vụ tai nạn thương tâm
tin nhap 20160415095807 Dừng thi công 8 nhà ga Metro Hà Nội sau tai nạn rơi thép

Chưa nhận thức rõ “nguy cơ”

Báo cáo từ Trung tâm Cảnh sát PCCC Thành phố cho thấy, quý I.2016, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý trên 1.000 tin báo cháy, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ. Trong đó xảy ra 61 vụ cháy (tăng 23 vụ so với cùng kỳ), 1 vụ nổ khí gas, 275 sự cố (cháy nhỏ không thiệt hại đáng kể) khiến 2 người chết, 14 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính trên 7 tỉ đồng và 3 héc ta rừng. Báo cáo này cũng nêu rõ nguyên nhân gia tăng số vụ cháy là do trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện để sản xuất, đốt vàng mã, thắp hương tăng cao thời tiết khô hanh kéo dài nên nguy cơ gây cháy gia tăng. Đặc biệt, có đến hơn 1 nửa nguyên nhân gây cháy là do chập điện. Trong đó, địa điểm xảy ra cháy chủ yếu là ở nhà dân, cơ sở sản xuất, quán ăn - bên cạnh một số trường hợp phương tiện cháy trong khi đang di chuyển.

tin nhap 20160415095807
Diễn tập phương án chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 891 công trình cao tầng, trong đó 799 đi vào hoạt động còn lại đang thi công. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng chung cư cao tầng bảo đảm an toàn PCCC vẫn là một thách thức, gặp nhiều khó khăn. Các công trình có mật độ tập trung đông người, khi xảy ra cháy, nổ diễn biến rất phức tạp; việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ (CNCH) và chữa cháy gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người, tài sản.

Bên cạnh đó, ngay bản thân ý thức người dân sống trong tòa nhà chung cư cao tầng cũng còn nhiều hạn chế. Đơn cử như cầu thang thoát hiểm là nơi di chuyển khi có sự cố, khu vực này được trang bị cửa chịu nhiệt, có đèn chiếu sáng sự cố, có hệ thống tăng áp… nhưng nhiều người biến cầu thang bộ thành nơi hút thuốc, để đồ đạc hoặc chặn cầu thang thoát nạn nên hệ thống này không còn đảm bảo khi có sự cố xảy ra. Nhiều người dân không nắm bắt được hệ thống được trang bị PCCC nên khi có sự cố không biết sử dụng để thoát nạn, khi cơ quan PCCC tập huấn thì không tham gia nên không nắm được. Nhiều người biến hành lang tòa nhà thành nơi nhậu nhẹt, nướng mực, đốt vàng mã trong phòng… Điều này đặt ra nhiều lo ngại và thách thức đối với công tác phòng cháy tại các khu dân cư, đặc biệt là các toà nhà cao tầng, nhà ống.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 891 công trình cao tầng, trong đó 799 đi vào hoạt động còn lại đang thi công. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng chung cư cao tầng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn là một thách thức, gặp nhiều khó khăn. Các công trình có mật độ tập trung đông người, khi xảy ra cháy, nổ diễn biến rất phức tạp; việc thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ thiệt hại về người, tài sản.

Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, trong trường hợp xảy ra cháy ở chung cư thì trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đó đến Ban Quản lý tòa nhà và có một phần trách nhiệm của người dân. Nhìn chung, phần lớn các công trình này đều tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư xây dựng và đã được các cơ quan PCCC thẩm duyệt trước khi thi công và nghiệm thu sau khi đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, do không quan tâm tới việc bảo dưỡng, vận hành định kỳ các hạng mục đã xuống cấp hoặc hư hỏng. “Có những chung cư đèn chiếu sáng sự cố sau 1 thời gian để lâu không bảo dưỡng, đến khi xảy ra sự cố tắt điện thì đèn này đáng lý phải sáng nhưng tối om” – Thiếu Tướng Hoàng Quốc Định nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gần 40 công trình chưa hoàn chỉnh, chưa được kiểm định về PCCC người dân đã đến ở. Một số công trình mặc dù đã được thẩm định hồ sơ thiết kế nhưng chủ đầu tư lại thay đổi quy mô tính chất sử dụng… gây ảnh hưởng đến phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Do đó, thời gian tới, để siết chặt quản lý gia tăng hiệu quả phòng chống cháy nổ tại các chung cư cao tầng, Lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội sẽ có văn bản kiến nghị và yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay các hoạt động xây dựng để thực hiện hoạt động về PCCC.

Đối với các công trình nhà cao tầng đã được thẩm duyệt thiết kế nhưng chưa nghiệm thu về PCCC mà đã đưa vào hoạt động, chủ đầu tư phải hoàn thiện các yêu cầu về PCCC theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt. Nếu không khắc phục, không loại trừ sẽ áp dụng các biện pháp mạnh như tạm đình chỉ, đình chỉ công trình sai phạm. Riêng trường hợp xảy ra sự cố, trước hết chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sau đến BQL tòa nhà và cả người dân. “Người dân biết không đảm bảo an toàn cháy nổ nhưng vẫn chấp nhận, cố tình đến ở, ý thức chưa cao, do đó ở đây cũng có trách nhiệm của người dân”- Thiếu tướng Hoàng Quốc Định nhấn mạnh.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Tài chính đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đề xuất dự toán kinh phí phục vụ Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh để tổng hợp, trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ ngày 5 - 6/7.
Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Ngày 4/7, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành thông cáo về việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất kể từ 1/7/2025.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%

Trước kia, xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 5%. Tuy nhiên theo quy định mới, mức này sẽ giảm còn 2% trên phạm vi toàn quốc.

Tin khác

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ứng phó nguy cơ mưa lớn, chủ động phòng, chống thiên tai.
Hà Nội: Nhiều kho xưởng vẫn tồn tại trong khu đô thị nằm trong diện bị thu hồi

Hà Nội: Nhiều kho xưởng vẫn tồn tại trong khu đô thị nằm trong diện bị thu hồi

Thay vì xuất hiện những công trình nhà ở, vườn hoa, cây xanh, hồ điều hoà... như quy hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội thì từ lâu Dự án Khu đô thị Vibex (nằm trên địa bàn các phường Đông Ngạc, Thuỵ Phương và Đức Thắng thuộc quận Bắc Từ Liêm) lại xuất hiện hàng chục nhà kho, bên trong chứa nhiều loại hàng hoá.
Giữ “chất” Hà Nội trong quy hoạch phát triển Thủ đô

Giữ “chất” Hà Nội trong quy hoạch phát triển Thủ đô

Quy hoạch luôn được coi là cốt lõi của mọi vấn đề trong phát triển đô thị. Nếu quy hoạch tốt, có tầm nhìn xa, sẽ tạo nên một đô thị hiện đại, không chắp vá. Hà Nội - một đô thị đặc biệt với bề dày văn hóa và lịch sử, không chỉ là Thủ đô của cả nước mà còn đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế lân cận. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển Thủ đô, điều quan trọng là phải giữ được “chất” Hà Nội, bản sắc riêng có và tinh thần văn hóa ngàn năm, để vừa phát triển, vừa gìn giữ những giá trị cốt lõi của mảnh đất này.
Chuẩn bị giao đất dịch vụ cho 697 trường hợp tại hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm

Chuẩn bị giao đất dịch vụ cho 697 trường hợp tại hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm

Ngày 16/6, quận Bắc Từ Liêm khai mạc Kỳ họp thứ 22 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận 6 tháng đầu năm 2025.
UBNDTP. Hà Nội: Xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng từ phản ánh của Lao động Thủ đô và các cơ quan báo chí

UBNDTP. Hà Nội: Xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng từ phản ánh của Lao động Thủ đô và các cơ quan báo chí

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Công văn chỉ đạo Công an kiểm tra, xử lý thông tin báo đài và các kênh thông tin khác phản ánh vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng.
Hà Nội: Quyết liệt xử lý công trình sai phạm, ao hồ bị san lấp trái phép

Hà Nội: Quyết liệt xử lý công trình sai phạm, ao hồ bị san lấp trái phép

Tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, lấn chiếm ao hồ, san lấp trái phép. Trước thực trạng này, chính quyền thành phố đang tăng cường chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, gắn trách nhiệm người đứng đầu, và áp dụng các quy định pháp luật nghiêm khắc nhằm lập lại kỷ cương, trật tự trong quản lý đất đai và xây dựng.
Đẩy mạnh tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng sống

Đẩy mạnh tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng sống

Những năm qua, công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị luôn được Thành phố Hà Nội quan tâm triển khai với nhiều chính sách và giải pháp. Nhiệm vụ này càng bài bản hơn khi được gắn với Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội qua đó đã đạt được những kết quả và sản phẩm cụ thể, đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và Nghị quyết lần thứ 17 Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Đề xuất UBND cấp xã được cấp giấy phép xây dựng

Đề xuất UBND cấp xã được cấp giấy phép xây dựng

Theo quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã không có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (GPXD) tuy nhiên khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ không còn cấp huyện, nên cần phải nghiên cứu để phân cấp nhiệm vụ này về cho cấp xã.
Đề xuất bỏ thủ tục cấp phép xây dựng tại các khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị

Đề xuất bỏ thủ tục cấp phép xây dựng tại các khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các cơ quan đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, đề xuất sửa văn bản quy phạm pháp luật nhằm cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc các công trình thuộc khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị.
Nhà xưởng "mọc" lên nhan nhản trên đất nông nghiệp ở xã Vân Côn

Nhà xưởng "mọc" lên nhan nhản trên đất nông nghiệp ở xã Vân Côn

Mặc dù Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hoài Đức, Hà Nội chỉ đạo thanh tra trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã, thị trấn trong công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai theo Kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt; tham mưu UBND huyện biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, buông lỏng trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm. Tuy nhiên, tại nhiều xã, trong đó có xã Vân Côn tình trạng nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn không bị xử lý dứt điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động