Đúng thế, đúng thế!
Cứ chờ xem! | |
Mặc kệ cái ác!? | |
Xã hội liêm chính |
- Còn chuyện gì nóng hơn chuyện đánh thuế tài sản nữa hả bác?
- Chú hỏi vậy thì ta bàn chút ít về cái thuế tài sản. Theo tớ thì còn nhiều điểm chưa đồng tình.
- Em nghe nói nhiều nước đã thực hiện anh thuế này rồi. Cũng là đóng góp một cách thiết thực để xây dựng đất nước.
- Chú nói vậy chỉ đúng một phần. Đành rằng đã có nhiều nước thực hiện, dưng không thể thấy người ta làm mình cũng làm được. Thu nhập và chế độ phúc lợi của mỗi nước một khác.
- Nghĩa là có thu nhập cao, lại hưởng chế độ phúc lợi tốt thì cái thuế này là hợp lý hả bác?
- Rõ thế còn gì. Ở ta muốn có được ngôi nhà trị giá 700 triệu đồng là cả đời chưa chắc có. Có người kiếm được chỗ an cư là phải vay mượn, có khi trả góp, giờ lại đóng thuế nữa thì bao giờ mới lạc nghiệp được.
-Cứ theo bác nói thì cái an sinh phúc lợi ở ta, nhất là trong giáo dục, y tế còn “khiêm tốn” lắm. Hay thu thuế tài sản để lấy nguồn tăng cường cái an sinh?
-Khó lắm. Nợ công còn nhiều; mấy anh “con cưng” làm ăn thua lỗ thất thoát hàng trăm ngàn tỷ; tham nhũng, lãng phí tràn lan…ngân sách cạn kiệt lấy đâu để cải thiện an sinh phúc lợi.
-Lại nghe nói anh Kiểm toán công bố ta đang thừa 57.000 biên chế. Nghĩa là tiền ngân sách đang phải oằn mình trả lương cho 57.000 nhân sự chuyên chỉ có “cắp ô”.
-Như vậy nếu có thu thuế tài sản như dự định, mà không giải quyết được các tồn tại trên thì nguồn bổ sung cho ngân sách cũng chẳng nhằm nhò gì.
-Vậy còn thu vì lý do ổn định thị trường BĐS và tránh đầu cơ thì bác nghĩ sao?
-Ổn định sao được. Từ thực tế, chú thấy đấy tất cả lại đổ vào người tiêu dùng, thêm tiền nộp thuế thì lại thêm tiền cho thuê. Mà tránh đầu cơ thì chỉ nên đánh thuế những anh có nhà thứ hai trở lên, chứ nếu thu như đề xuất của anh Tài chính thì lại “trăm dâu đổ đầu anh nghèo”.
-Bác nói cũng có lý. Dưng thôi, cô cháu giáo viên của bác nói gì mà bác bức xúc?
-À, tớ hỏi nhé cái thời của tớ và chú, có bao giờ học sinh bị lưu ban hay “đúp” không?
-Có nhiều chứ bác. Điểm dưới trung bình là “đúp”, thậm chí điểm hai môn toán và văn phải từ 5 trở lên mới được lên lớp.
-Tớ công nhận. Thế mà bây giờ hình như không có khái niệm “đúp”. Cô cháu tớ nói: Mệt mỏi quá, ông hiệu trưởng ép bằng được phải nâng điểm cho một học sinh lên điểm trung bình…
-Chắc lại con em hay “chấm, phẩy” gì đó…
-Nói vậy oan cho ông ấy, hoàn toàn không mà nâng chỉ bởi nếu học sinh này “đúp” thì nhà trường sẽ mất hết thi đua.
-Á hà, lại bệnh thành tích. Vậy là muốn khen thưởng là cả trường phải không có học sinh “đúp”? Thế thì cái giá của khen thưởng cao siêu quá. Thời nào cũng vậy, không có học sinh “đúp” là chuyện lạ, thế mà cái lạ ấy giờ lại trở thành “tất yếu của cuộc sống”.
-Bệnh thành tích đã xóa nhòa mọi giá trị cuộc sống. Có phải cũng vì thành tích mà có chuyện cô hiệu trưởng bắt cô giáo phải phá thai vì “vỡ kế hoạch”? Ác quá!
-Trong khi trên truyền thông một số nhân vật “của công chúng” hẳn hoi thoải mái nói kế hoạch sinh con thứ ba, thứ tư của mình. Ấy vậy mà trường có một giáo viên “vỡ kế hoạch” là bị cắt hết thi đua.
-Đã nói thì nói cho hết. Cũng cần phải xem lại cái tiêu chí để đánh giá thi đua. Chứ nếu cứ có học sinh “đúp” hay giáo viên “vỡ kế hoạch” mà sổ tọet hết cả thì chữa sao được “bệnh thành tích”.
-“Bệnh thành tích” đâu phải chỉ có ở ngành Giáo dục, nó ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực. Em được biết có chi bộ không dám kỷ luật đảng viên vi phạm vì sợ chi bộ không đạt trong sạch vững mạnh.
-Thế nên một khi chưa thay đổi tư duy khen thưởng, thì chả cứ khó chữa bệnh thành tích mà còn đem lại nhiều hệ lụy, từ gian dối đến buông lỏng…và còn nhiều chuyện “dở khóc, dở cười” nữa.
-Đúng thế, đúng thế!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25