--> -->

Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng

Rụng tóc, có cơn bốc hỏa, da khô, đau xương khớp,… thậm chí căng thẳng, trầm cảm là những ảnh hưởng của tình trạng mãn kinh đối với chất lượng cuộc của phụ nữ. Bởi vậy phụ nữ không nên "chịu đựng" mãn kinh trong im lặng. Khi những rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, phụ nữ cần chủ động tìm đến chuyên gia y tế, chia sẻ về tình trạng của mình, từ đó tìm giải pháp điều trị phù hợp.
4 cách giảm bốc hỏa tuổi mãn kinh hiệu quả Bé gái 4 tuổi dậy thì, 5 tuổi mãn kinh Lợi ích không ngờ khi ăn sữa chua ngay trước bữa ăn

Đây là những thông tin được Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thu Hạnh, Phó Khoa Phụ Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết tại Hội thảo khoa học Hưởng ứng Ngày mãn kinh thế giới năm 2024 - “Liệu pháp nội tiết mãn kinh", do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức chiều 16/10.

Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng
Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.

Đây là hoạt động được tổ chức nhân Ngày Mãn kinh Thế giới 18/10. Hội thảo nhấn mạnh vai trò của ngành Y tế trong quản lý, giáo dục và chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh, đồng thời hỗ trợ phụ nữ tiếp cận dễ dàng với liệu pháp nội tiết mãn kinh - giải pháp điều trị được nhiều hiệp hội y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo sử dụng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết dân số Việt Nam có khoảng 100 triệu người, trong đó có khoảng 13 triệu phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Nếu tính cả phụ nữ bắt đầu bước vào độ tuổi suy giảm nội tiết tố (sau 35 tuổi), thì có khoảng 20 triệu người, chiếm khoảng 1/5 dân số bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Cũng theo ông Đinh Anh Tuấn, suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng, mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó.

Ông Đinh Anh Tuấn khẳng định, tiền mãn kinh và mãn kinh là vấn đề sinh lý, nhưng hậu mãn kinh để lại đối với nhiều người lại là vấn đề bệnh lý, do suy giảm nội tiết. Tức là khi nội tiết của buồng trứng suy giảm sẽ kéo theo những hệ lụy khác như tim mạch, hệ thống xương khớp, đặc biệt, điển hình ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh đó là loãng xương. Do đó đã đến lúc, chị em phụ nữ phải chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của chính mình.

Theo Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, chăm sóc sức khỏe ở đây không có nghĩa chỉ điều trị các rối loạn bệnh lý mà phải có cả biện pháp dự phòng từ sớm, từ xa. Nghĩa là không đợi cho đến khi bước vào tuổi mãn kinh thì phụ nữ mới lấp lại các khoảng trống, mà phải có ý thức bổ sung ngay các yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe của người phụ nữ, và hạn chế tối đa những ảnh hưởng do suy giảm nội tiết gây ra.

Do đó, chị em phụ nữ cần chủ động thực hiện cải thiện chế độ sinh hoạt, cải thiện chế độ tập luyện, ăn uống và bổ sung các vi chất như canxi, vitamin D và những yếu tố nội tiết nội sinh hoặc là nội tiết từ nguồn gốc thực vật. Nếu có những rối loạn, bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị phù hợp.

“Hiện Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh; hướng dẫn đào tạo nhân lực, triển khai phòng khám tư vấn mãn kinh tại các bệnh viện sản phụ khoa; truyền thông giáo dục cho cộng đồng phụ nữ chủ động đến khám và điều trị”, ông Đinh Anh Tuấn cho biết.

Đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thu Hạnh, Phó Khoa Phụ Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ công tác tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh.

Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Hồng, Nguyên Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam cho biết: Mãn kinh được hiểu một cách thông thường là thời điểm chấm hết giai đoạn sinh sản của phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh được định nghĩa thời kỳ cuối cùng của kinh nguyệt. Theo đó, độ tuổi mãn kinh trung bình tại các nước phát triển là 51-52 tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi mãn kinh trung bình là 48-50 tuổi. Tuy nhiên, sau 35 tuổi, số lượng nang noãn buồng trứng ở phụ nữ giảm, nội tiết bắt đầu thay đổi.

“Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, nhưng phải đối mặt với suy giảm chất lượng cuộc sống với nhiều triệu như bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương, và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ. Vì vậy, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh là vấn đề cấp thiết”, Phó Giáo sư Lưu Thị Hồng cho biết.

Do đó, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh cần trao đổi với chuyên gia y tế về tình trạng sức khỏe của mình và đừng “chịu đựng” mãn kinh trong im lặng. Trong đó, liệu pháp nội tiết mãn kinh là giải pháp điều trị hiệu quả và được các chuyên gia y tế đánh giá cao.

“Liệu pháp nội tiết mãn kinh là giải pháp điều trị giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn mãn kinh và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Có nhiều đường dùng thuốc khác nhau: Dạng viên uống, gel bôi qua da…với các lợi ích - nguy cơ khác nhau, được lựa chọn dựa trên nhu cầu và tiểu sử sức khỏe của phụ nữ. Ngoài ra còn các giải pháp khác cho phụ nữ mãn kinh như dinh dưỡng, giải pháp không nội tiết, điều trị các bệnh lý khác…”- Phó Khoa Phụ Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Trần Thị Thu Hạnh cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.
Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) và Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể phường Dương Nội (Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khám, phát thuốc miễn cho các đối tượng là thân nhân gia đình chính sách, người có công… trên địa bàn phường.
Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, đến đêm ngày 27/7, công tác xử lý sự cố sụt lún mặt đường, khắc phục “hố tử thần” và hoàn trả mặt đường tại khu vực đường Trường Chinh đã hoàn tất. Việc lưu thông của người dân qua khu vực đã trở lại bình thường, đảm bảo an toàn và thuận lợi.
Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Ngày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 mang tên “Thần tốc” đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu một cột mốc kỹ thuật quan trọng trong thi công đoạn hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Tin khác

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động