--> -->

Đưa học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm: Phải đặt an toàn lên hàng đầu

Những ngày qua, sự việc một học sinh và một phụ huynh tử vong trong quá trình tham gia trải nghiệm bắt ngao ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) đã khiến nhiều người lo lắng. Vấn đề bảo đảm an toàn cho học sinh một lần nữa được đặt ra. Chặt chẽ trong quy trình, tăng cường trách nhiệm ở mọi khâu là yêu cầu quan trọng của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đối với các nhà trường, đơn vị khi triển khai hoạt động này nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây rủi ro cho học sinh.
Tăng cường bảo đảm an toàn trường học Không tổ chức hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt

Nhiều trăn trở

Hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa như tham quan, dã ngoại là hoạt động bổ ích, lý thú với học sinh. Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đã chủ động tiếp cận và vận dụng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với từng cấp học, bậc học. Qua ghi nhận, nhiều trường học đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm như: Tổ chức các câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa, diễn đàn; tổ chức cho học sinh đến những làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất; đưa học sinh đi tham quan, dã ngoại tại nhiều khu di tích, lưu niệm, địa chỉ cách mạng...

Đưa học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm: Phải đặt an toàn lên hàng đầu
Hoạt động trải nghiệm là một trong những nội dung trong chương trình giáo dục. Ảnh minh họa

Hoạt động này giúp học sinh tăng cường tính tự chủ, hoàn thiện các kỹ năng trong giao tiếp, ứng phó với nhiều tình huống trong cuộc sống. Các em đã trực tiếp giải quyết các tình huống đặt ra từ thực tế sự vận dụng những tri thức trong sách vở và qua quá trình tìm hiểu từ đời sống hiện thực xung quanh. Trần Nguyễn Thái An (học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Em rất hào hứng với các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa. Không chỉ giảm căng thẳng sau những giờ học chính khóa, đây còn là cơ hội để chúng em có thể vận dụng kiến thức đã học, học thêm được nhiều kỹ năng và hiểu thêm về cuộc sống…”.

Chung quan điểm, Nguyễn Thị Anh (học sinh Trường Trung học cơ sở Cự Khối, huyện Gia Lâm) bày tỏ, em và các bạn đều rất thích các chuyến đi trải nghiệm ngoài nhà trường, đặc biệt là được đến những di tích lịch sử trên địa bàn, tham quan làng nghề gốm Bát Tràng, làng nghề Kiêu Kỵ... “Qua mỗi chuyến đi, chúng em hiểu thêm về bạn bè, học được nhiều kỹ năng trong giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm. Chúng em cũng nhắc nhở nhau cố gắng tuân thủ hướng dẫn chung để tất cả cùng được an toàn”, Nguyễn Thị Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cũng đang tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh. Từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ học sinh bị tai nạn. Chẳng hạn, tháng 2/2023, một nam sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lý Thánh Tông (huyện Gia Lâm) bị đuối nước trong khi đi dã ngoại cùng lớp tại Khu sinh thái Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình). Cuối tháng 3/2023, Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) tổ chức cho học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan trang trại Cánh Buồm Xanh (huyện Gia Lâm). Khi về đến trường, nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn phải nhập viện. Hay mới đây nhất, ngày 20/5/2023, vụ việc một học sinh và một phụ huynh Hà Nội tử vong sau khi đi trải nghiệm bắt ngao tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định) đã gây lo lắng trong dư luận. Đoàn trải nghiệm do hội phụ huynh lớp tại một trường tư thục ở Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) đứng ra tổ chức và không có giáo viên đi kèm.

Nhìn lại các sự việc đáng tiếc đã xảy ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khiến học sinh bị tai nạn thương tích như: Học sinh hiếu động, không tuân thủ quy định chung; sự phối hợp trong quản lý, giám sát học sinh chưa chặt chẽ...

Thiết thực nhưng phải an toàn

Từ những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải thực sự quan tâm, nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa là kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và khả năng tổ chức, đáp ứng của nhà trường, có sự phối hợp của các đơn vị tổ chức…

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, hoạt động trải nghiệm là một trong những nội dung trong chương trình giáo dục. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường lưu ý thực hiện nghiêm các quy định liên quan, hạn chế tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát. Quy trình về việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, trải nghiệm cũng đã được Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành từ năm 2019, tại Văn bản số 3867/SGDĐT-CTTT ngày 6/9/2019.

Cụ thể, trước khi tổ chức, nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, làm rõ thành phần tham gia, đơn vị thực hiện; thời gian, địa điểm, lịch trình, kinh phí tổ chức, phương án bảo đảm an toàn và lịch học bù cho học sinh (nếu tổ chức vào ngày không được nghỉ theo quy định). Sau đó, nhà trường gửi hồ sơ xin phê duyệt kế hoạch tổ chức đến cấp quản lý trực tiếp (trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở gửi Phòng GD&ĐT; trường Trung học phổ thông gửi Sở GD&ĐT). Hồ sơ gồm: Tờ trình xin phê duyệt kế hoạch tổ chức; biên bản cuộc họp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh; kế hoạch tổ chức; giấy phép kinh doanh của đơn vị thực hiện. Hồ sơ phải được gửi về trước 7 ngày trước khi thực hiện.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, nhà trường chỉ được thực hiện kế hoạch khi đã được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác tổ chức hoạt động tham quan, ngoại khóa của đơn vị mình. Với các hoạt động do cha mẹ học sinh tổ chức, Sở GD&ĐT Hà Nội khuyến cáo nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt trước khi triển khai để bảo đảm an toàn cho con em mình trong suốt quá trình tham gia.

Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; các trường học trực thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về việc ứng phó với thời tiết khắc nghiệt và bảo đảm an toàn khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học sinh.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.
Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.
Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, nhằm tăng cường các hoạt động chăm lo, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.
Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.

Tin khác

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.
Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên Trường Trung học cơ sở (THCS) Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) dạy thêm chưa đúng quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được lấy ý kiến, phản ánh một cách tiếp cận khác với giáo dục, mong muốn đặt người học lên hàng đầu và là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động