Đủ nguồn cung hàng thiết yếu trước mọi diễn biến dịch
Không cần thiết phải tích trữ thực phẩm
Những ngày này, thực hiện cách ly toàn xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ trong vòng 15 ngày (kể từ 0 giờ ngày 1/4), một bộ phận người dân hiểu chưa gẫy góc chủ trương nên đã đổ ra các chợ dân sinh mua thực phẩm tích trữ.
Cần phải khẳng định, cách ly xã hội hay dãn cách xã hội khác với cách ly y tế hoặc cách ly liên quan đến pháp luật. Nếu cách ly y tế và các dạng cách ly khác phải sử dụng các biện pháp vật lý để ngăn cách người bị cách ly với những người khác, gần như tước đi tự do của người bị cách ly, thì cách ly xã hội không tước đi tự do nhưng đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân, sự phối hợp đồng thuận giữa những người xung quanh.
Các siêu thị, cửa hàng tiện tích, chợ dân sinh... đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho người dân. (Ảnh minh họa: Đ.Đ) |
Nói cách khác, việc một bộ phận nhỏ người dân tìm đến các chợ dân sinh, nơi tập trung đông người là hoàn toàn không cần thiết. Bởi với hình thức cách ly xã hội, khi có nhu cầu thiết yếu, mỗi người đều có thể đi mua đồ ăn, thực phẩm, thuốc men.
Việc tích trữ thực phẩm sẽ gián tiếp tạo cảnh “khan hàng ảo” và “thổi giá” thực phẩm. Qua khảo sát tại một số chợ dân sinh, giá cả rau, củ quả ít nhiều có sự biến động về giá. Cụ thể, cà chua từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, cải thảo từ 15.000 - 20.000 đồng/cây, khoai tây từ 18.000 - 23.000 đồng/kg, trứng gà từ 25.000 - 30.000 đồng/chục, thịt lợn ba dọi ở mức 170.000 đồng/kg, thịt vai, mông sấn ở mức 150.000 - 160.000 đồng/kg...
Cần phải khẳng định, Hà Nội sẽ không thiếu hàng hóa thiết yếu. Thành phố đã có kế hoạch cụ thể cho việc đảm bảo sản xuất, tiêu thụ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Minh chứng dễ thấy, để cung ứng hàng hóa ngày càng nhiều cho người dân trên địa bàn, thành phố đã rà soát, quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn. Những vùng quy hoạch này, hoàn toàn có thể đáp ứng lượng cầu lớn và bền vững cho Hà Nội.
Đáp ứng đủ nhu cầu
Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, thời điểm này lượng thực phẩm thiết yếu như rau, củ, quả tại những “vựa rau, củ, quả” khu vực ngoại thành như: Đông Anh, Sơn Tây, Chương Mỹ, Thạch Thất… vẫn dồi dào.
Ông Hoàng Văn Khảm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Rau, quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, hiện đơn vị cung cấp rất nhiều sản phẩm rau, củ, quả an toàn vào hai hệ thống siêu thị Big C và T-mart và một số bệnh viện, trường học lớn của Hà Nội.
Nguồn cung các sản phẩm rau, củ, quả đủ đáp ứng cho Hà Nội trong mọi diễn biến dịch. (Ảnh minh họa: N.C) |
Nhờ cung ứng vào chuỗi nông sản an toàn, thương hiệu của hợp tác xã ngày càng được khẳng định, được người tiêu dùng đón nhận. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mỗi ngày Hợp tác xã vẫn đảm bảo cung ứng vào Hà Nội 2 tấn rau, củ, quả.
Theo bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Hợp tác xã Ba Chữ (xã Vân Nội, huyện Đông Anh), để cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, Hợp tác xã đặc biệt coi trọng từng khâu trong quá trình sản xuất. Từ việc cây giống, chăm bón, tưới nước, đến việc sơ chế, đóng gói… Sản phẩm rau được phân loại, cắt tỉa làm sạch và đóng gói vào túi nilon, túi lưới, thùng nhựa…. đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm. “Hàng ngày lượng cung ứng sản phẩm cho Hà Nội đảm bảo” - bà Nguyễn Thị Huyền khẳng định.
Tương tự, bà Trương Kim Hoa - Giám đốc Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc (huyện Thạch Thất) cho biết, hiện nay dù dịch bệnh phức tạp nhưng đơn vị vẫn đáp ứng đủ và đều đặn cho thị trường Hà Nội. Trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường 2 - 5 tấn rau.
Rõ ràng, trong bối cảnh toàn dân thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng chống Covid-19, chỉ cần tâm lý người dân không hoảng loạn, không có hiện tường đổ xô đi mua tích trữ, hàng hóa sẽ luôn được cung ứng đấy đủ. Sản phẩm rau, củ, quả thiết yếu cung ứng cho Hà Nội hoàn toàn đủ đáp ứng.
Với tầm nhìn dài hạn, để đảm bảo nguồn cung trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Thành phố đã triển khai nhiều chương trình, đề án lớn hỗ trợ việc đảm bảo an toàn thực phẩm như “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn,” “Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao,” “Dự án chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm,” “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản”... nhờ vậy hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung. Hà Nội còn duy trì và phát triển 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; trong đó, 56 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 79 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có trên 1.800 siêu thị, cửa hàng tiện ích kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn phủ khắp thành phố. Việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện ích về cơ bản được Hà Nội đảm bảo, đáp ứng cung cầu hàng hóa trong mọi tình huống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22