-->

Dự kiến sửa 2 nhóm nội dung, 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.
Từ ngày 6/5 - 5/6/2025: Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình đề nghị xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Trình bày Tờ trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp, đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, trong đó, quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định các đơn vị hành chính ở địa phương của nước ta với tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở 3 cấp là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Dự kiến sửa 2 nhóm nội dung, 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: QH

Một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, trùng lặp về đối tượng vận động tập hợp ở một số tổ chức thành viên của Mặt trận, có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm tình hình Nhân dân chưa kịp thời.

Mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa phát huy được tối đa việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, không phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước bối cảnh nêu trên, Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12/4/2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Dự kiến sửa 2 nhóm nội dung, 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013
Các đại biểu họp phiên toàn thể tại nghị trường. Ảnh: QH

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Về định hướng, nội dung sửa đổi, bổ sung trọng tâm là 2 nhóm nội dung: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; Các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Lắng nghe ý kiến của Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

Lắng nghe ý kiến của Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp

Ngày 5/5, ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm để xảy ra vụ việc không cấp cứu bé trai bị tai nạn do chưa nộp đủ tiền, đồng thời đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ vụ việc.
Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Thông báo số 1397/TB-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho công nhân lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp chấp hành pháp luật của người lao động, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội đã triển khai hiệu quả các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này.
Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi

Cộng dồn năm 2025, thành phố Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 trường hợp tử vong.

Tin khác

Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Với thông điệp “mùa thi hạnh phúc”, Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, nhằm hướng đến giảm áp lực tâm lý, đồng hành cùng thí sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông một cách vững vàng và hiệu quả.
Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét việc rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Từ ngày 6/5 - 5/6/2025: Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Từ ngày 6/5 - 5/6/2025: Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời gian 30 ngày, từ ngày 6/5 - 5/6/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Các chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan, Tổng thống Liên bang Nga và Tổng thống Cộng hòa Belarus.
Nơi để trở về, nơi để đáng sống

Nơi để trở về, nơi để đáng sống

50 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Đây đồng thời cũng là mảnh đất có sức hấp dẫn đặc biệt, nơi tụ hội và là lựa chọn quê hương của người dân khắp nơi. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), báo Lao động Thủ đô ghi nhận tâm tư, tình cảm đặc biệt của Việt kiều, tri thức và người dân dành cho Thành phố mang tên Bác Hồ.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động