--> -->

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Sẵn sàng cho ngày khởi công

Một năm kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ được thành phố Hà Nội tổ chức khởi công vào ngày 25/6 tới đây, tại 4 vị trí thuộc các huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai và Thường Tín. Để có được kết quả như vậy là nhờ sự đồng thuận rất cao của nhân dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
434 hộ dân xã Văn Khê được nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án đường Vành đai 4 Sáng 25/6, Hà Nội sẽ khởi công dự án đường Vành đai 4 đồng loạt tại 4 điểm

Ủng hộ và kỳ vọng

Xã Tân Dân là nơi chiếm đến 4/5 diện tích cần giải phóng mặt bằng của huyện Sóc Sơn cho Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Những ngày này, không khó để thấy không khí sản xuất, làm việc tại xã sôi nổi khi phần việc giải phóng mặt bằng về cơ bản đã hoàn tất. Đi sâu vào cánh đồng, hàng trăm ngôi mộ nằm trong chỉ giới đường đỏ đã được di dời về nghĩa trang mới; với những thửa đất nông nghiệp nằm trong diện thu hồi bà con đã dừng canh tác để đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Sẵn sàng cho ngày khởi công
Ngày 25/6 sẽ khởi công xây dựng đường vành đai 4- Vùng Thủ đô (Toàn cảnh đường vành đai 4- vùng Thủ đô)

Ông Nguyễn Văn Kỳ (Trưởng thôn Xuân Áp, xã Tân Dân) chia sẻ, thôn Xuân Áp có khoảng 17,6ha đất cần thu hồi để phục vụ Dự án đường Vành đai 4, liên quan đến gần 100 hộ dân. Sau khi Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn công bố, niêm yết bản vẽ chỉ giới đường đỏ, người dân trong thôn đồng tình, ủng hộ cao đối với chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Bản thân gia đình ông Kỳ cũng có 850m2 đất nông nghiệp cần thu hồi, bằng 75% diện tích đất canh tác nhưng ông bày tỏ vẫn sẵn sàng chấp hành chủ trương, chính sách, để qua đó góp phần vào sự phát triển chung của Thành phố.

Nghe tin thành phố Hà Nội sẽ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào ngày 25/6 này, ông Kỳ bày tỏ sự mong chờ: “Ngay khi biết thông tin về dự án Vành đai 4, chúng tôi rất đồng tình, ủng hộ chủ trương thực hiện. Dự án được khởi công, giao thông phát triển thì người dân sẽ được hưởng lợi nhiều, mong rằng dự án sẽ được hoàn thành đúng kế hoạch”.

Không chỉ riêng tại huyện Sóc Sơn, công tác giải phóng mặt bằng tại 6 huyện khác của Hà Nội (Hà Đông, Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức) có tuyến đường Vành đai 4 đi qua được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Hiện, các địa phương cũng đang gấp rút tập trung cho công tác thu hồi đất ở và xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân, cam kết tháng 12 sẽ bàn giao đất tái định cư để người dân xây nhà ở. Đơn cử, Hoài Đức là huyện có diện tích thu hồi đất lớn nhất so với các quận, huyện có tuyến đường Vành đai 4 đi qua; Riêng đất ở có 116 hộ dân bị thu hồi. Hiện 2 khu đất bố trí tái định cư cho các hộ này nằm trên địa bàn 2 xã Đông La, Đức Thượng đã hoàn thành xong các bước thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công trong tháng tới.

Huyện Thường Tín cũng đang chuẩn bị khởi công 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất tái định cư cho các hộ gia đình ở xã Văn Bình, Vân Tảo và Khánh Hà có đất ở nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án, dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 6/2023. Đồng thời, gấp rút hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xã Hồng Vân.

Cũng để phục vụ khởi công dự án, mới đây,UBND huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Song Phương tổ chức hội nghị bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án các công trình giao thông thành phố Hà Nội phục vụ khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Theo đó tổng diện tích đất bàn giao 2,25ha gồm 1,74ha đất nông nghiệp (của 71 hộ gia đình, cá nhân) và 0,51ha đất công do UBND xã Song Phương quản lý. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh cho biết, vị ví khởi công dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng…

Dám nghĩ, dám làm đưa dự án sớm “về đích”

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội, đến nay, đã di chuyển được 6.007/10.921 ngôi mộ, đạt 55%. Các địa phương đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 537,270/798,043ha đất, đạt 67,32%; trong đó, huyện Sóc Sơn thu hồi được 46/48,23ha; huyện Mê Linh được 114,30/145,66ha; huyện Đan Phượng được 30,73/74,8ha; huyện Hoài Đức được 138,30/239,63ha; quận Hà Đông được 51,14/68,25ha; huyện Thanh Oai được 59,31/86,94ha; huyện Thường Tín được 97,49/134,54ha. Hiện tại khối lượng giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn đã đạt 70%,

Từ sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của nhân dân nên dự án đường Vành đai 4 đã bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng đề ra. Đây không chỉ là dự án mẫu từ công tác chuẩn bị đến khi triển khai mà còn đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đáng chú ý, để đưa dự án “về đích” nhiều cách làm sáng tạo đã được triển khai. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều cách làm sáng tạo trong công tác dân vận. Điển hình, huyện ủy Hoài Đức đã tổ chức Hội thi Tuyên truyền “Dân vận khéo trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn huyện Hoài Đức” tại cụm số 1 và 2, gồm những xã có đường Vành đai 4 đi qua. Trong đó, huyện tập trung vận động nhân dân đồng thuận thực hiện bàn giao đất để giải phóng mặt bằng, di chuyển mộ chí, tạo được sự thống nhất trong nhận thức, hành động của người dân để công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án được hoàn thành đúng và vượt tiến độ trên địa bàn huyện.

Chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai giải phóng mặt bằng tại địa phương, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho hay, địa phương có số lượng mộ và diện tích đất nông nghiệp nằm trong diện phải di chuyển, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường Vành đai 4 khá lớn. Vì vậy, UBND huyện quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban và 9 xã, đặc biệt là xã Văn Bình, nơi đang thực hiện dự án xây dựng, cải tạo nghĩa trang, sớm hoàn thành các phần việc để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội đã thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội và cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng 58,6km của tuyến đường trên địa bàn. Tại hội nghị gặp mặt đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố mới đây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, ngày 25/6 tới sẽ khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại 4 vị trí thuộc các huyện Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Oai và Thường Tín.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, để có được kết quả như vậy là do Thành phố đã rất chủ động, quyết liệt, áp dụng 4 nhóm giải pháp chính. Trong đó, giải phóng mặt bằng đã thực sự trở thành bệ phóng cho dự án tăng tốc ngay từ những bước đầu tiên. Những giải pháp, cách làm bài bản đã “cộng hưởng”, cùng với sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu mở rộng không gian phát triển Thủ đô.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII. Đây là một kỳ vọng lớn của chúng tôi, bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ chính là chìa khóa để giữ gìn di sản cho muôn đời sau và đưa giá trị ấy đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"

Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố Sáng tạo". Danh hiệu này không chỉ là sự ghi nhận của quốc tế mà còn là minh chứng cho bề dày văn hóa, lịch sử và tiềm năng sáng tạo của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Người dân mong muốn Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII sẽ có những định hướng và giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu này, thực sự biến văn hóa thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Thành phố.
Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu

Sáng nay (22/7), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội do Thượng tá Nguyễn Văn Vạn - Phó Chỉ huy trưởng Cụm khu vực phòng thủ số 2 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với xã Minh Châu về công tác phòng, chống thiên tai năm 2025.
Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Chương Mỹ tổ chức thành công Đại hội lần thứ nhất

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Chương Mỹ tổ chức thành công Đại hội lần thứ nhất

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Chương Mỹ vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Vũ Ngọc Hòa - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Chương Mỹ, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng khai mạc Đại hội.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII. Đây là một kỳ vọng lớn của chúng tôi, bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ chính là chìa khóa để giữ gìn di sản cho muôn đời sau và đưa giá trị ấy đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"

Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố Sáng tạo". Danh hiệu này không chỉ là sự ghi nhận của quốc tế mà còn là minh chứng cho bề dày văn hóa, lịch sử và tiềm năng sáng tạo của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Người dân mong muốn Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII sẽ có những định hướng và giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu này, thực sự biến văn hóa thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Thành phố.
Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu

Sáng nay (22/7), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội do Thượng tá Nguyễn Văn Vạn - Phó Chỉ huy trưởng Cụm khu vực phòng thủ số 2 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với xã Minh Châu về công tác phòng, chống thiên tai năm 2025.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão.
Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm

Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), xã Thư Lâm đã thành lập 9 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã làm trưởng đoàn cùng các ban, ngành, đoàn thể xã đến thăm hỏi, tri ân và tặng quà các gia đình chính sách, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ...
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động