-->

Dư âm thời vàng son của nghệ thuật truyền thống

(LĐTĐ) Mặc dù đau xót nhưng các nhà văn hóa không thể phủ nhận rằng ngày nay, văn hóa nghệ thuật truyền thống đang ở thế yếu. Những sân khấu nghệ thuật một thời vàng son không còn thu hút được công chúng bởi không còn nhiều sân chơi và thiếu định hướng. Như nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang khó khăn trong cách tiếp cận công chúng.
du am thoi vang son cua nghe thuat truyen thong Kỳ diệu những “đóa hoa” làm từ đu đủ xanh
du am thoi vang son cua nghe thuat truyen thong Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống
du am thoi vang son cua nghe thuat truyen thong Đặt hàng đào tạo một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù

Thời huy hoàng

Nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời Lý – Trần nhưng giới nghệ sĩ lại xem năm 1627 là mốc thời gian “khai sinh” nghệ thuật tuồng và cụ Đào Duy Từ là ông tổ của loại hình diễn xướng này. Tuy nhiên, theo các nhà văn hóa, thời kỳ hưng thịnh nhất của nghệ thuật tuồng là vào thời trị vì của các vị vua nhà Nguyễn (1802-1945). Trong đó, tuồng cung đình Huế là một hiện tượng phát tích rực rỡ trong truyền thống kịch hát dân tộc.

du am thoi vang son cua nghe thuat truyen thong
Ảnh minh họa: internet

Đặc biệt, thời vua Tự Đức và Thành Thái, tuồng được nâng thành bộ môn nghệ thuật hoàn thiện, mang tính bác học cả về mặt kịch bản cũng như nghệ thuật biểu diễn. Ở thời kỳ này, nghệ thuật tuồng trở thành "Quốc kịch". Tuồng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong hoàng cung cũng như ngoài dân dã, và nó được mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua, quan đến dân chúng hết sức ưa chuộng.

Là một di sản văn hóa có chiều dài lịch sử, tuồng đã kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ độc đáo đáng trân trọng. Tuồng thực sự là một nghệ thuật cổ truyền chứa đựng những tinh túy, tạo nên bản sắc của văn hóa dân tộc. Từ thế kỷ 20, nhiều vở kinh điển như Sơn Hậu, Nữ tướng Đào Tam Xuân, Triệu Đình Long cứu chúa, Nghêu Sò Ốc Hến… Một số hoạt cảnh nổi tiếng như Ông già cõng vợ chơi xuân, Hồ Nguyệt Cô hóa Cáo, Ngũ biến… đã từng là niềm say mê của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Tuồng là nghệ thuật có tính tổng hợp cao, nó là sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn giữa văn học, âm nhạc, vũ đạo, hội họa và các trò diễn xướng dân gian. Mỗi một vở hay một tiết mục Tuồng đều phải dựng trên một kịch bản văn học. Trong đó lời thoại và lời hát đều sử dụng các thể thơ. Những kịch bản của tuồng cung đình luôn khẳng định, ca ngợi sự tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện và đạo lý của con người.

Chất bi hùng đã tạo nên đặc trưng thẩm mỹ độc đáo nhất của tuồng. Mỗi vở tuồng, mỗi nhân vật trình diễn đều là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là đạo trung quân ái quốc. Diễn xuất của tuồng mang đậm lối diễn xướng có tính cách điệu và biểu trưng của diễn xướng dân gian, nhưng tính cách điệu ở đây không tùy tiện mà có chuẩn mực.

Tìm hướng đi mới

Sự phát triển của xã hội kéo theo các loại hình giải trí phát triển mạnh mẽ, trong khi tuồng vẫn phải giữ vững các yếu tố truyền thống nên rất khó để làm mới. Ðây là vấn đề khó khăn và việc tìm hướng đi cho tuồng là trăn trở của các nghệ sĩ.

Trước đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có chủ trương đưa nghệ thuật truyền thống vào giới thiệu tại một số trường học phổ thông và đại học. Nhiều trích đoạn vở tuồng theo đó cũng được biểu diễn tại trường học ở các chương trình biểu diễn chuyên đề ngoại khóa, giới thiệu với học sinh về các loại tuồng truyền thống, tuồng lịch sử, tuồng dã sử, tuồng dân gian. Với diễn xuất cuốn hút, hấp dẫn, các vở diễn đã nhận được phản hồi tích cực khi khán giả trẻ hào hứng ủng hộ.

Ðây là cách quảng bá hiệu quả, góp phần xây dựng lực lượng khán giả trẻ, giúp các em có cơ hội tiếp xúc và thêm yêu mến loại hình nghệ thuật này, từ đó có ý thức hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật tuồng. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là giải pháp làm sống lại nghệ thuật tuồng trên các sân khấu lớn để có thể nuôi dưỡng và cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại.

Liên hoan Sân khấu Tuồng năm 2019 diễn ra vừa qua cũng là một sân chơi lớn nhằm mục đích phát huy và bảo tồn giá trị nghệ thuật tuồng, với cách dàn dựng, biểu diễn có nhiều điểm mới, phá cách. Trong 10 ngày diễn ra Liên hoan, đông đảo khán giả đã đến xem, nhiều vở kịch chật kín chỗ, điều đó khiến xã hội băn khoăn. Liệu từ trước đến nay chúng ta đã đi đúng hướng đối với nghệ thuật truyền thống? Phải chăng bản thân nghệ thuật tuồng không có lỗi, mà chính là các nghệ sỹ chưa làm cho vở diễn trở nên hấp dẫn để kéo khán giả đến sân khấu?

PGS.TS Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật của Liên hoan sân khấu Tuồng 2019 cho biết, trong 10 ngày, khán giả đã được chứng kiến, đồng cảm, cùng vui, buồn với các nhân vật trong từng vở diễn. "Bằng tất cả thanh - sắc - thục - tinh - khí - thần của một đời, các nghệ sĩ đã "đốt cháy" mình dưới ánh đèn sân khấu và đã thắp lên ánh sáng huyền diệu của hình tượng tuồng, hình tượng dân ca kịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng từ thể tài chính kịch tâm lý xã hội, chính kịch sinh hoạt tả thực, chính kịch anh hùng ca đến bi kịch và bi hài kịch.

Khán giả quên sao được những hình tượng của các nhân vật: Thạch Sùng, Lê Văn Duyệt, Bà Muộn, Lê Đại Cang, Nguyễn Xí, Trần Khánh Dư, Thiếu úy công an Thu Thủy, ông Lộc, Trần Cảnh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trãi, Đặng Đại Độ… Những nghệ sĩ lão luyện với giọng ca và bản lĩnh sân khấu chuyên nghiệp, những nghệ sĩ trẻ hát dư hơi, sáng giọng, diễn say đắm như: Hoàng Hà, Mạnh Linh, Lộc Huyền, Hồng Chuyên, Kiều Oanh, Văn Quang, Thiên Huế, Ánh Dương, Nguyễn Thị Quyên, Thanh Long, Sơn Hà, Băng Châu, Xuân Quan, Linh Hiền…

Những bàn tay "phù thủy" của các đạo diễn phần lớn là những ngôi sao có danh, có kinh nghiệm, có phong cách và có tâm huyết cao cả với nghiệp Tổ: NSND Lê Tiến Thọ, NSND Lê Hùng, NSND Hoài Huệ, NSND Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Đặng Bá Tài, NSƯT Triệu Trung Kiên, NSƯT Hoàng Ngọc Đình, NSƯT La Thanh Hùng… Chính vì vậy, hầu hết các vở diễn đều được đồng nghiệp thừa nhận là sạch sẽ, suôn sẻ, chuyên nghiệp”, PGS.TS Trần Trí Trắc nói.

Liên hoan cũng không nhiều tác phẩm có câu chuyện mới mẻ, độc đáo mà phần lớn chỉ là những câu chuyện quen thuộc đã nghe, đã biết, đã thấy ở lịch sử, ở truyền thanh, truyền hình hoặc đơn vị nào đó đã diễn, đã biểu hiện theo thể loại khác. 16 vở diễn tuy không nhiều nhưng đều đã hoàn thành được "sứ mệnh" chuyển tải của mình đối với đời sống xã hội thông qua nghệ thuật sân khấu đầy biểu cảm của thể tài tuồng và kịch dân ca.

10 ngày đêm tại sân khấu Nhà hát Lam Sơn vẫn chật kín người xem đã đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý, các đạo diễn, các nghệ sĩ, diễn viên vì sao khi đông khán giả, khi lại vắng người xem, đó là không phải khán giả không mặn mà với nghệ thuật truyền thống mà là những tác phẩm ấy, cách diễn ấy đã đủ sức "lay động" người hâm mộ để kéo họ tới rạp hay chưa?...

Trong ngày khai mạc Liên hoan sân khấu Tuồng toàn quốc năm 2019, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mong muốn, trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu truyền thống nước nhà còn gặp nhiều khó khăn, mong rằng các nghệ sĩ, diễn viên bằng khả năng, tâm huyết hãy chung tay bảo tồn, duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng và dân ca kịch, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Với những nỗ lực tìm hướng đi mới chắc chắn nghệ thuật tuồng sẽ khẳng định lại được vị trí, tìm được chỗ đứng trong lòng người yêu sân khấu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024

(LĐTĐ) Chương trình "Chào năm mới 2025 - Bứt phá" đã mang đến một bữa tiệc nghệ thuật rực rỡ sắc màu cùng những hình ảnh tích cực, lạc quan về đất nước. Điểm nhấn của chương trình là lễ trao giải Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024, vinh danh những cá nhân và tập thể xuất sắc qua 11 giải thưởng của 9 hạng mục.
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

(LĐTĐ) Lee Min Ho dự kiến tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025 trong dự án phim truyền hình lãng mạn lấy bối cảnh ngoài trái đất, với kinh phí sản xuất hơn 34 triệu USD.
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?

(LĐTĐ) Sau khi ê-kíp phát hành trailer chính thức của phim Tết "Bộ tứ báo thủ", nhiều khán giả suy đoán doanh thu phim Trấn Thành vẫn cao dù sẽ gây tranh luận.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Xem thêm
Phiên bản di động