Đồng hành cùng con ở tuổi “ẩm ương”
4 điều cha mẹ nên sớm “đầu tư” cho con trẻ Cách bố mẹ chia sẻ với con khi đang ở độ tuổi teen |
Muôn nẻo cái tuổi “ẩm ương”
Vốn được chiều nuông chiều từ nhỏ, đứa con thứ hai của chị Xoan nghiện game từ năm bước vào học cấp 2. Sau mỗi buổi đến trường về, thay vì xem bài cũ hoặc giúp mẹ làm việc vặt, thì Hùng lại “cắm mặt” vào máy tính. Do được bố nuông chiều quá mức, nên cậu bé mê game quên cơm. Trăm lần khuyên nhủ, nhiều lần “cấm vận”, nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đó.
Sợ con nghiện game không dứt ra được và để “tách sự nuông chiều của chồng”, chị Xoan liên hệ với Trường Nguyễn Khuyến ở Sài Gòn mà theo chị “tống nó vào đó mới có thể thành người”.
Bị ép lên học ở trường Nguyễn Khuyến, Hùng không được chơi game vì không có điện thoại. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến là môi trường học tập nghiêm khắc nên dù có điện thoại chăng nữa thì cũng không thể “động đậy” trong giờ học, kể cả giờ học ôn ngoại khóa. Tất cả việc học tập, ngủ, ăn, vui chơi được kiểm soát nghiêm ngặt. Để tránh con “bị xốc”, cuối tuần, chị Xoan bắt xe đò từ Vũng Tàu lên Sài Gòn chở con về nhà để “xả trét”.
Tuổi mới lớn hồn nhiên. |
Về nhà như “hổ sổng chuồng”, Hùng “miệt mài” trước màn hình máy tính “cày game” từ sáng tới chiều. Biết con nghiện game, nhưng vì thương con nên anh Thành đành làm ngơ cho qua “ừ thì chơi game có chết đâu mà sợ”. Có bữa, con trai “cày” sáng sớm đến 12 giờ trưa vẫn chưa rời “ghế nóng”.
Dẫu không muốn con chơi game, nhưng quá thương con, nên anh Thành đã bưng cơm đến tận bàn game cho Hùng, rồi bảo: “Con ăn rồi hãy chơi”. Chị Xoan nghe chồng chiều con quá mức lớn tiếng quát: “Cả ngày chỉ bám mặt vào game, không làm được trò trống gì. Lớn lên không biết mày làm vương hay làm tướng. Nói thì bố binh quằm quặp. Ai đời, con “cày” game cả ngày, đến bữa ăn bố bê cơm ra bàn máy tính nịnh “con nghỉ ăn cái đã”.
Nghe mà lộn ruột. Nó hư là do anh chứ chẳng do ai. Tống mày lên Nguyễn Khuyến là phải rồi. Trên đó nó sẽ rèn mày “ra bã” thì may ra mày mới thành người được...”. Chị Xoan “dốc” một thôi một hồi vào “thằng con” mà chị cho là “hết thuốc chữa”.
Cũng ở cái tuổi “ẩm ương” như Hùng con trai chị Xoan, Thu - con gái lớn của chị Hường, lại có “múi giờ” học tập khác người và có những hành động “kỳ quặc”. 18 tuổi, nhưng sáng nào bố cũng phải gọi dậy đi học. Thay vì ngủ đúng giờ, thì Thu lại thức thâu đêm chát chít với bạn đến 12 giờ đêm, thậm chí đến 2 giờ sáng.
Hậu quả của việc thức khuya đã khiến Thu mệt mỏi, ngủ gật trên lớp. Thấy con gái “ương bướng”, chị Hường khuyên nhủ thì Thu bảo: “Mẹ thì biết gì về thế giới trẻ của tụi con”?, “Thời này là thời nào rồi mà còn có tư tưởng lạc hậu thế?”.
Tuấn Cường - cậu học sinh lớp 12 của Trường Trung học cơ sở Vũng Tàu, nổi tiếng bởi “mã hào quang” đẹp như trai Hàn Quốc. Mặc dù nhà cậu học sinh này cũng không phải diện khá giả, nhưng do tích cách “thích giống trai Hàn” nên cậu tự sưu tầm “mốt hàn” và cho đó là “S-tai” của mình. Từ quần áo, mang mặc, đến giầy, dép, nón, mũ, thậm chí ngay cả giường ngủ, chăn đêm đều một “màu hàn”.
Do mải mê “mốt Hàn” nên nhiều bữa Cường “cúp tiết” trốn học đi “sưu tầm đồ hàn”. Để tránh sự phát hiện, Cường đã lén lấy điện thoại của ba mẹ “chặn” số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để ba mẹ không liên lạc được với thầy giáo và ngược lại. Khi bị ba mẹ phát hiện “cúp tiết đi chơi” và rầy la, thì Cường bảo: “Có nói ba mẹ cũng không tin con”, “Thì ba cứ cho như vậy đi”, “Con mặc hàn là s-tai của con mà”...
Có nhiều lần Cường về “tuyên bố” với ba mẹ “con có người yêu, con muốn tự lập”. Chiều cuối tuần nào, cậu bé này cũng “diện quần hàn, áo hàn, tóc hàn” rồi bảo “con đi chơi với người yêu” khi ba cậu bé hỏi “con đi đâu mà ăn diện thế”. Từ ngày cậu “yêu” một cô bé khác lớp cùng khối, chất lượng học tập khá hẳn lên. Vậy là cậu “vỗ ngực” tự hào rằng: “Đó là nhờ động lực của tình yêu”.
Chửi mắng, đòn roi có phải là phương pháp dạy tốt?
Tuổi “ẩm ương” hay gọi cách khác là tuổi dạy thì của trẻ được xác định từ 14-18 tuổi. Đây là giai đoạn “chuyển hóa” về thể chất và tinh thần của trẻ. Việc một nữ học sinh lớp 8 “tuyên bố có bạn trai”, hay “con biết yêu rồi” là hết sức bình thường. Nhìn ở góc độ phát triển sinh lý, thay vì vì lo lắng thì phụ huynh học sinh phải mừng vì con mình phát triển bình thường. Thực lòng mà nói, tuổi lớp 11,12 mà chưa biết yêu, chưa có “rung động đầu đời” mới là đáng lo.
Trở lại câu chuyện “con trai chơi game, bố bưng cơm tới tận “ghế nóng”, và chuyện chị Xoan “chửi mắng con trai đồ ăn hại” thấy rằng, việc chửi con khi con làm sai không phải là phương pháp hay, càng không phải là cách giáo dục tốt.
Đành rằng phụ huynh không phải là nhà tâm lý giáo dục, không hiểu tâm lý của trẻ như những chuyên gia, nhưng cách dạy con như chị Xoan rõ ràng chỉ khiến con xa mình hơn vì không phù hợp với thời buổi hiện nay, nhất là khi thế giới công nghệ 4.0 và những thông tin đa chiều nhạy cảm “ngập” trong đầu lớp trẻ.
Những rung động đầu đời của học sinh. |
Anh Đinh Văn Trường có con gái đang học lớp 9 của một trường danh giá ở thành phố Vũng Tàu chia sẻ trong tâm trạng hối hận và nước mắt rưng rưng: “Tôi nói thật với ông, từ nay tôi không bao giờ đánh con gái nữa. Đánh con không giải quyết được hết nóng giận, mà chỉ lòng hơn. Tôi đã rất ân hận”.
Anh Trường chia sẻ. Anh có hai con hái. Đứa đầu nay học lớp 9, đứa sau học lớp 4. Nhiều lần anh gặp con gái đầu “cúp tiết” đi chơi với bạn trai “tóc xanh tóc vàng”. “Tức giận, tôi la mắng, nó cãi lại. Trong lúc không kìm chế được, tôi cầm cái xích xe quất vào người nó. Nó bỏ đi. Đó là những ngày tôi đau khổ nhất. Tìm được con về, tôi hứa từ đó không bao giờ đánh con nữa”.
Cũng dạy con thiếu khoa học như anh Trường, anh Chiến đã từng chửi con trai và ném chiếc điện thoại của con trước mặt khách vì cu cậu cúp tiết đi đánh bi-a. “Sau lần chửi con phũ phàng ấy, tôi thấy ân hận quá. Có bữa, tôi phóng xe đi ngoài đường, vừa đi vừa khóc đằn vặt lương tâm. Từ đó tôi hứa với lòng mình, phải biết kiềm chế nóng giận, đòn roi, chửi mắng con không phải là phương pháp dạy tốt”.
Hãy đồng hành cùng con
Trong thời buổi thế giới công nghệ thông tin 4.0 mau lẹ như hiện nay, nhất là quan điểm sống, đạo đức xã hội có sự chuyển dịch đa chiều, đặc biệt tư tưởng “hưởng thụ” hằng ngày “ăn” vào đầu não lớp trẻ; thì việc dạy con ngoan theo tư tưởng của phụ huynh là một bài toán khó. Vậy tại sao không đồng hành cùng con, tức là lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cũng con những tâm tư nguyện vọng và cả những thắc mắc “ẩm ương” của tuổi mới lớn?
Anh Hoàng Long làm ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có phương pháp dạy con hay đáng để nhiều người học tập. Thay vì “roi, vọt” hoặc la mắng khi con làm sai, thì anh nhẫn nại nghe con trình bày sở thích, kể cả những “ương ngạnh” mà con cho là “đúng”. Ngoài giờ làm việc bận rộn ở cơ quan, anh vẫn tranh thủ thời gian chia sẻ, tâm sự với con.
Khi con học, anh là người bạn; khi con làm sai, anh là người bố hướng dẫn tận tình. Có lúc anh là người bạn xưng “ông và tôi” với con. Ngoài dạy tuân thủ theo “nguyên tắc truyền thống” của gia đình kính trên nhường dưới, biết xin lỗi khi hành động sai, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ; anh còn “rèn” cho con tính tự lập khi ba mẹ vắng nhà.
Những buổi cả gia đình đi chơi xa, hoặc píc ních, anh để cho trẻ “làm chủ” một trò chơi nào đó mà anh là thành viên để rèn luyện kỹ năng sống tự lập của con. Như mưa dần thấm lâu, từ cậu bé “lì lợm” khó bảo, nay đã trở thành cậu bé dễ thương, ngoan ngoãn, có kỹ năng giao tiếp tốt và luôn tỏ ra tôn trọng những người xung quanh.
“Đồng hành cùng con không phải làm những việc gì to tát, mà ngay cả những việc làm nhỏ hằng ngày. Một cái vỗ vai ân cần giúp con ấm lòng; một câu nói động viên đúng lúc làm cho con phấn khởi; một bữa ăn sum họp gia đình sẽ “xóa nhòa” những mâu thuẫn nhỏ. Đừng bao giờ lấy quyền của cha mẹ mà áp đặt con cái, mà hãy hòa vào tư tưởng, nhịp thở của con. Đó là phương pháp hay, khoa học để dạy con trưởng thành và trở thành người tốt”, Anh Long chia sẻ.
Trẻ ở tuổi dạy thì có những hành động “bất thường”. Đó không phải là tật xấu thói hư, mà là sự khám phá thế giới xung quanh để bước vào “ngưỡng cửa” người lớn. Phụ huynh hãy nghe con nói, hãy thấu hiểu con trình bày, hãy hòa nhịp cùng con bằng sự quan tâm chia sẻ. Đó là phương pháp giáo dục chứa chan tình thương yêu bao la. Nó được ví như “nhịp cầu chuyển hóa” những “ương bướng” của con đi đúng hướng theo cách giáo dục tốt của bố mẹ. Chỉ có đồng hành cùng con bằng tình thương yêu, mới giáo dục con có nhân cách sống và hành động của người tốt. |
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08