--> -->

Đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế

Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu chính của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025.
Tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm Công nhân đi làm lại hưởng ngay 6 triệu đồng tiền mặt, hỗ trợ 3 tháng tiền nhà Chính phủ đưa ra hàng loạt gói hỗ trợ để phục hồi, phát triển kinh tế

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn 5 năm (2021-2025).

Triển khai Kết luận số 24-KL/TƯ ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế
Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (Ảnh minh họa: BT)

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025: Tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 6,5-7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Để đạt được những mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh. Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm: Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500.000 đồng/tháng. Thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022-2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.
Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho công nhân lao động và gia đình có công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số xã, thị trấn trên địa bàn.
Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Tại Giải vô địch canoeing châu Á 2025, đội tuyển canoeing Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn, khẳng định sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của bộ môn này tại khu vực.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của LĐLĐ thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn huyện.
Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/5/2025), “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Hoài Đức đã thành công tốt đẹp, ngày hội thu hút 1.020 diễn viên, vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung chính gồm thể thao và văn nghệ.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Tin khác

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Sáng nay (5/5), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Ngay sau phiên ATO, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm với số mã tăng áp đảo số mã giảm.
Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những con số tích cực, phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Thủ đô. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 310,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chi cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 4 tháng năm 2025 ước thực hiện trên 310 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc

Chính sách bao trùm và môi trường cạnh tranh công bằng sẽ là nền tảng giúp khu vực kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò là động lực then chốt của nền kinh tế.
Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024; Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, xử lý đối với trụ sở, tài sản công khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giải thể… Trong đó đã quy định cụ thể các tình huống phát sinh về xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Xem thêm
Phiên bản di động