--> -->

Đồng bộ các giải pháp

Để cải thiện chất lượng không khí, cần có lộ trình và sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Trong đó, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng với hệ thống giải pháp đồng bộ, mỗi người dân Thủ đô cần chung tay, thể hiện rõ trách nhiệm qua từng việc làm cụ thể.
Người dân cần chung tay giảm thiểu ô nhiễm không khí Đừng để thành câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Đồng bộ các giải pháp
Ảnh minh họa

Để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn, từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc không khí. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã quản lý vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động. Ngoài ra, Sở đang triển khai dự án đầu tư 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định, tích hợp 3 thiết bị quan trắc phóng xạ; 5 trạm quan trắc môi trường nước, tích hợp 1 thiết bị quan trắc phóng xạ trên trạm quan trắc nước mặt tự động và 6 trạm quan trắc nước dưới đất; hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố trong năm 2021.

Hệ thống trạm quan trắc này được kết nối đồng bộ và truyền dữ liệu về Trung tâm Quản lý dữ liệu tại Chi cục Bảo vệ môi trường, đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để giám sát, theo dõi diễn biến chất lượng không khí. Trên cơ sở đó kịp thời có cảnh báo tới cộng đồng và phục vụ công tác quản lý nhà nước, tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hợp tác với một số tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện việc kiểm kê nguồn thải gây ô nhiễm không khí. Qua đó, Sở đã xác định được 12 nguyên nhân và đề xuất 19 giải pháp.

Trong đó, nhóm nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí là: Khí thải từ số lượng lớn phương tiện cơ giới tham gia giao thông; hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông không thực hiện nghiêm túc việc che chắn bụi; phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, không rửa xe trước khi ra khỏi công trường;

Khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch; hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác thải không đúng quy định tại một số địa phương; sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ hằng ngày. Ngoài ra, còn nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có hiện tượng nghịch nhiệt và các nguồn ô nhiễm từ bên ngoài vào Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ô nhiễm không khí có tính chất lan truyền và việc quản lý chất lượng không khí cần có giải pháp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được triển khai đồng bộ từ trung ương tới từng địa phương, từng vùng. Trước mắt, Hà Nội đã tập trung triển khai các giải pháp loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong và than cấp thấp trong đun nấu, sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ; xóa bỏ tình trạng đốt rơm rạ vào năm 2021; đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý rác thải sinh hoạt.

Đặc biệt, thành phố sắp đưa vào vận hành nhà máy đốt rác phát điện 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn và tăng cường công tác thu gom rác thải về khu xử lý tập trung, xóa bỏ tình trạng tồn đọng rác thải, đốt rác thải tự phát ở khu vực ngoại thành...

Về các giải pháp trung hạn, dài hạn, thành phố Hà Nội tập trung hoàn thiện hệ thống quan trắc chất lượng không khí tự động vào năm 2021, bảo đảm cung cấp chuỗi dữ liệu liên tục, đầy đủ phục vụ công tác dự báo, cảnh báo ô nhiễm, xác định nguồn gây ô nhiễm... Thành phố tiếp tục triển khai chương trình trồng cây xanh trên địa bàn;

Thực hiện kiểm định, kiểm soát khí thải xe máy, áp dụng theo tiêu chuẩn khí thải euro 4, 5, nâng cao chất lượng nhiên liệu xăng dầu. Bên cạnh đó là thực hiện nghiên cứu, đánh giá, giám sát các nguồn ô nhiễm vận chuyển từ khu vực khác vào Hà Nội, ô nhiễm xuyên biên giới để có giải pháp phối hợp liên khu vực xây dựng phương án bảo vệ môi trường không khí.

Tuy nhiên, dù đã có các giải pháp, ngắn, trung thậm chí dài hạn nhưng điều quan trọng nhất là “lan tỏa” sự đồng lòng chung tay bảo vệ môi trường từ phía người dân thì vẫn còn hạn chế. Trong những năm qua, Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn như: Mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, đoạn đường tự quản bảo vệ môi trường, mô hình “Thu gom phân loại rác thải tại nguồn, hướng dẫn xử lí rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi”, mô hình “Cánh đồng không đốt rơm rạ”, vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần…

Đây là những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn nông thôn nói riêng và toàn Thành phố nói chung. Tuy nhiên, những mô hình, cách làm sáng tạo này mới được triển khai trên quy mô còn hạn chế, do đó, chúng ta cần tổ chức phát động Cuộc vận động “Toàn dân tham gia đảm bảo vệ sinh, môi trường xây dựng Thủ đô xanh- sạch- đẹp” trên địa bàn Thành phố không chỉ ở khu vực thành thị mà cả khu vực nông thôn để thu hút toàn thể, cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia. Người dân cần hiểu rõ, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí không chỉ của các cơ quan chức năng mà thuộc về tất cả mọi công dân Thủ đô.

Trước mắt, mọi người dân cần tích cực hạn chế, tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong và đốt các nhiên liệu than cấp thấp; không đốt rơm rạ, không đốt các phụ phẩm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không đốt rác bừa bãi; hạn chế đốt vàng mã; tích cực tham gia hưởng ứng phong trào trồng cây xanh tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, tạo không gian xanh trong các gia đình... Các phương tiện chở vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn không để rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần phát huy tối đa vai trò giám sát, tố giác các hành vi gây ô nhiễm môi trường để cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Tin tưởng rằng, khi mỗi người dân có nhận thức đúng, chung tay bảo vệ môi trường từ những việc làm hằng ngày sẽ hình thành sức mạnh to lớn, mang lại bầu không khí trong lành cho Thủ đô./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Xem thêm
Phiên bản di động