-->

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới

Để Công đoàn Thủ đô thực sự là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ Thành phố; là cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân và người lao động… Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Động viên lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch Tự hào về lịch sử, tiếp bước tới tương lai Chủ động thích ứng, đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và nội dung nêu trong Nghị quyết, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô ngày càng lớn mạnh, hiện đại, đảm bảo số lượng, chất lượng, trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường (thứ 2 từ trái sang) trao hỗ trợ cho lực lượng y tế tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu gương mẫu triển khai, quán triệt, thực hiện Nghị quyết và kế hoạch của Thành ủy, gắn với thực hiện 10 Chương trình công tác của Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/2/2012 của Thành ủy Hà Nội.

Kế hoạch nêu rõ chỉ tiêu đến năm 2025: Phấn đấu toàn Thành phố có khoảng 750.000 đoàn viên Công đoàn; hầu hết doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở lên thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở; ít nhất 80% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể;

Đến năm 2023 phấn đấu có khoảng 680.000 đoàn viên Công đoàn, mỗi năm thành lập mới ít nhất 400 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, 75% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể, trong đó ít nhất 45% Thỏa ước lao động tập thể xếp loại chất lượng từ B trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu đạt 1 triệu đoàn viên Công đoàn; có từ 90% trở lên người lao động trong các doanh nghiệp có Công đoàn là đoàn viên Công đoàn; những nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn; trên 85% đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Đặng Thị Phương Hoa cùng lãnh đạo Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Đến năm 2045, hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn; trên 99% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể.

Để đạt những kết quả trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã đề ra một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, một là tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Nghị quyết, trong đó nêu rõ, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Bí thư các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Thành phố… chủ trì, trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện.

Hai là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Ba là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, bên cạnh xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô đảm bảo về đủ số lượng thì cần nâng cao chất lượng, có bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, tập hợp và đoàn kết người lao động.

Bốn là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tổ chức Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu đổi mới phải mạnh mẽ, thực chất hơn; đặc biệt là Công đoàn phải đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; lấy cơ sở là địa bàn, người lao động là trung tâm.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Các cấp Công đoàn Thủ đô chú trọng và đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn. Sáu là, xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Bảy là, hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với Công đoàn.

Với kế hoạch này, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giao Đảng đoàn Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy xây dựng các đề án, chương trình thực hiện Nghị quyết trong hệ thống Công đoàn Thủ đô; phối hợp với các quận, huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy ký kết quy chế phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về hoạt động Công đoàn, công tác tổ chức cán bộ và phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động