-->

Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức tập trung vào 3 chính sách: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; hoàn thiện quy định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức...
Hà Nội có gần 8.000 chỉ tiêu công chức cấp huyện trong năm 2025 Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức tập trung vào 3 chính sách: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; hoàn thiện quy định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, cơ chế tạo nguồn, thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong bộ máy của hệ thống chính trị; thống nhất nền công vụ từ Trung ương đến cơ sở.

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Cán bộ, công chức đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Cán bộ, công chức cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và phù hợp, đồng bộ với các quy định mới của Đảng về nội dung quản lý cán bộ, công chức; xử lý kỷ luật; thẩm quyền quyết định biên chế công chức…

Vì vậy, việc xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là cần thiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị.

Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: AT

Đối tượng tác động của Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương, toàn bộ cơ quan Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương, các thiết chế, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc của chính quyền địa phương các cấp (từ cấp tỉnh đến cấp xã).

Xây dựng môi trường thực hiện công vụ lành mạnh

Phát biểu tại phiên họp, nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích cán bộ, công chức thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần phải xây dựng môi trường thực hiện công vụ lành mạnh thông qua việc quy định cụ thể quyền của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ; có cơ chế loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức khi thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các chính sách để giữ được nhân lực có chuyên môn và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong các bộ máy của hệ thống chính trị...

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn cho rằng, để đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy hiện nay, các chính sách được đề xuất sửa đổi phải mang tính toàn diện, đột phá.

Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Công chức Bộ phận một cửa quận Hoàng Mai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý cán bộ, công chức, chuyển từ cơ chế quản lý kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế sang cơ chế quản lý theo vị trí việc làm. Để làm được việc này, phải đánh giá quá trình thực hiện, những tồn tại, hạn chế khi sắp xếp theo vị trí việc làm trong thời gian qua. Từ đó rút ra kinh nghiệm về thẩm quyền quản lý, phương pháp, cách thức hướng dẫn, xác định vị trí việc làm.

Ông Trần Anh Tuấn cũng đề xuất nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động đối với một số vị trí việc làm do công chức đảm nhiệm để tạo sự linh hoạt trong sử dụng nguồn nhân lực; nghiên cứu xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức…

Cho ý kiến về nguồn lực bảo đảm cho việc thi hành Luật sau khi được thông qua, đại diện Bộ Tài chính đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình thêm tác động đến ngân sách Nhà nước đối với các nội dung cho phép cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động đối với một số vị trí việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức; chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức mất việc làm…

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhất trí với việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức; tuy nhiên cần điều chỉnh tên gọi của các chính sách để phù hợp với nội dung thể hiện và rà soát các vướng mắc trong quy định hiện hành về cán bộ, công chức.

Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quy định những nội dung mang tính khung, nguyên tắc, thuộc thẩm quyền Quốc hội. Những nội dung mang tính biến động thì giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác cán bộ trong từng thời kỳ.

Đồng thời, đánh giá tác động của các chính sách trên 5 phương diện: kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật; tính toán chi phí, lợi ích của từng giải pháp đề xuất và chi tiết hoá các chính sách thành các điều khoản trong Đề cương chi tiết dự thảo Luật; làm rõ cách thức xác định vị trí việc làm; tính khả thi, cách thức và lộ trình thực hiện bỏ quy định về ngạch và cơ cấu ngạch công chức; tiêu chí xác định thứ bậc, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn nếu bỏ ngạch công chức; các trường hợp cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Bám sát chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.
Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập nhóm đối tượng có hành vi bảo kê vật liệu xây dựng tại Xuân La, Tây Hồ đến làm việc. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, ổ nhóm được mệnh danh là “Lợn rừng” này hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận phá dỡ các công trình tại phường Xuân La từ đầu năm 2025 đến nay.
Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Sau 2 ngày xét xử, chiều 15/4, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã nêu quan điểm về vụ án đồng thời đề nghị mức án đối với 8 bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khởi tranh vào chiều nay (15/4).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Xem thêm
Phiên bản di động