Đô thị Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch
Xem xét lại quy hoạch bến bãi, luồng tuyến vận tải để xóa tình trạng “xe dù, bến cóc” Chưa có cơ sở mở rộng phân khu đô thị sông Hồng trên địa bàn huyện Thường Tín |
Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có các đồng chí: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các tổ chức, chuyên gia, đối tác quốc tế.
Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác nâng cao lượng và chất của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm tới, định hướng đến 2045, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới.
Xác định rõ khâu quyết định và tạo nên sự đột phá
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, đô thị hóa và phát triển đô thị là quá trình tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển, gắn kết chặt chẽ với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của đô thị, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu yêu cầu, đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương...; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Ngay sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/1/2022 về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, giao Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai xây dựng Chương trình hành động. Trên cơ sở tổng hợp đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan hữu quan và các địa phương, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị.
Ban Kinh tế Trung ương thấy rằng, Chương trình hành động được xây dựng với cách tiếp cận cụ thể, sáng tạo nhằm tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết Nghị quyết 06; đã cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như được nêu trong Nghị quyết 06.
Để có thể triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị cần chú trọng đến một số nội dung trọng tâm gắn với những nhiệm vụ, yêu cầu. Đó là, cần xác định rõ khâu quyết định và tạo nên sự đột phá, thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị hiệu quả, bền vững trước hết là công tác quy hoạch đô thị; cần nâng cao chất lượng và tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch trong quá trình phát triển đô thị.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Cũng chính lý do này, Nghị quyết 06 với tên gọi gắn với nội hàm "quy hoạch" được đề cập đầu tiên và trực tiếp. Trong quan điểm của Nghị quyết 06-NQ/TW, Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại". Trong nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 06 cũng đã nêu rõ yêu cầu cần lưu ý trong nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.
Về phương thức thực hiện, cần đẩy nhanh các ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là các ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Bên cạnh đó, cần đảm bảo bố trí nguồn lực tương xứng với công tác quy hoạch. Trong Chương trình hành động cũng đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ liên quan đến công tác quy hoạch.
"Đây là những nhóm nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương, cũng như ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Đối với các nhiệm vụ quy hoạch cần có tư duy tiếp cận mở, khoa học và phù hợp với yêu cầu phát triển trong dài hạn; cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án quy hoạch, tổng kết các mô hình quy hoạch, chú trọng thực hiện lập quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh…
Định hướng mới cho công tác quản lý và phát triển đô thị
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một nghị quyết chuyên đề riêng về lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị. Qua đó, khẳng định vai trò của hệ thống đô thị Việt Nam, đồng thời định hướng chiến lược với những yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng cho phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn mới.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, mục tiêu chương trình hành động xác định 11 chỉ tiêu cụ thể về hệ thống đô thị; hình thái, liên kết đô thị; tỷ lệ đô thị hóa; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cơ cấu kinh tế đô thị phấn đấu đạt được đến năm 2025 và năm 2030.
Trong đó, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, năm 2030 trên 50%. Số lượng đô thị trên toàn quốc khoảng 950 - 1.000 vào năm 2025 và khoảng 1.000 - 1.200 năm 2030.
Đến năm 2025, 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2030.
Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người khu vực đô thị đạt tối thiểu 28m2 năm 2025 và 32m2 năm 2030. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 75% GDP cả nước năm 2025 và 85% năm 2030. Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng kết nối quốc tế, 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Toàn Thắng |
Về các nhiệm vụ chủ yếu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng 5 nhiệm vụ chủ yếu và 33 nhiệm vụ cụ thể gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết 06, trong đó có 19 nhiệm vụ về xây dựng cơ chế, chính sách, đề án, văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện và 14 nhiệm vụ về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biến đổi khí hậu.
"Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ rõ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, quan điểm chỉ đạo và nội dung Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 đã đưa ra các định hướng mới mang tính chiến lược cho công tác quản lý và phát triển đô thị với các nhiệm vụ và giải pháp hết sức bao quát, toàn diện nhưng cũng rất cụ thể nhằm quản lý và phát triển đô thị Việt Nam bền vững trong những năm tới.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và với quyết tâm triển khai thực hiện của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ tin tưởng, đô thị Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, đáp ứng yêu cầu bền vững trong giai đoạn tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa
Trật tự đô thị 29/01/2025 01:45
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Trật tự đô thị 28/01/2025 10:35
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33