Dinh trấn Thanh Chiêm được công nhận Di tích Quốc gia
Giáo dục di sản: Tăng tính tương tác, trải nghiệm | |
Giao lưu nghệ thuật đặc biệt ở Quảng Trị kỷ niệm 42 năm thống nhất đất nước |
Dinh trấn Thanh Chiêm thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo sử sách ghi lại, năm 1602, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho dựng Dinh trấn Quảng Nam ở Thanh Chiêm - mở đầu sự phát triển thịnh vượng của Xứ Đàng.
Trong suốt 2 thế kỷ XVII-XVIII, vì nhận định “đây là đất yết hầu của miền Thuận Quảng,” Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò, vị trí đặc biệt, được xem là kinh đô thứ hai, là trung tâm chính trị - quân sự - kinh tế và văn hóa sau Phú Xuân của Chúa Nguyễn, là nơi các vị hoàng tử “tập dượt” cách trị vì đất nước trước khi kế nhiệm ngôi Chúa.
Nằm trên đường thiên lý Bắc-Nam, bên bờ Sài Thị Giang (nay là sông Thu Bồn) và gần cửa Đại Chiêm (Cửa Đại), cách Tourane - Cửa Hàn không xa, qua hơn 200 năm tồn tại (1602-1832), Dinh trấn Thanh Chiêm đã khẳng định được “sứ mệnh” lịch sử quan trọng. Không ít nhà buôn, giáo sỹ phương Tây thời ấy đã gọi đây là “nước Quảng Nam.”
Với vai trò, vừa là “hậu cứ” vững chắc để các Chúa Nguyễn đối phó với Đàng Ngoài và các thế lực thù địch, vừa làm “bàn đạp” để nhà Nguyễn hoàn thành công cuộc Nam tiến.
Đặc biệt, trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, từ năm 1615, Dinh trấn Thanh Chiêm đã có “cơ duyên” để các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ.
Lịch sử đã ghi nhận sự ra đời của “trường dạy” chữ Quốc ngữ đầu tiên tại Thanh Chiêm cũng như sự “cộng tác” đắc lực của người dân Thanh Chiêm và tiếng nói của người Quảng Nam trong quá trình ký âm mẫu tự Latinh thành tiếng Việt.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc công nhận Di tích Quốc gia Dinh trấn Thanh Chiêm có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Đây là sự khẳng định trên phương diện quản lý Nhà nước về vai trò, vị trí, giá trị văn hóa lịch sử của Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm; sự tri ân của các thế hệ con cháu với các bậc tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tôn vinh giá trị của chữ Quốc ngữ - ngôn ngữ chính thống của người Việt Nam trong công cuộc duy tân đất nước và hội nhập hôm nay.
Theo Nguyễn Sơn/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05