Dinh dưỡng hợp lý cho F0 điều trị tại nhà
Công an trực chốt kiểm soát cứu bệnh nhân F0 nguy kịch trên đường nhập viện Những loại thuốc sử dụng cho F0 điều trị tại nhà |
Theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 tại nhà, ngày 28/8 của Bộ Y tế, dinh dưỡng cho F0 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.
Cụ thể, người bệnh F0 thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, giảm khả năng ăn uống. Do vậy cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt dẫn tới suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.
"Dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng", Bộ Y tế khuyến cáo.
Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng là ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng |
Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng là ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường; bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn có giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...; ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc..., đậu, đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng; ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng; uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
Theo hướng dẫn, người bệnh cần được bảo đảm đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm gồm: Nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm; không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ; hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt; không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ.
Người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn: Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm; luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần thiết theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Với người trưởng thành: Nhu cầu năng lượng cơ thể 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, chất béo 20-25%, đường bột 50-65% tổng năng lượng. Uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người sốt nên uống orezol để bù nước và điện giải.
Với trẻ em: Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có một bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày. Trẻ trên 2 tuổi cần 500 ml/ngày sữa công thức. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào dưới 70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43