--> -->

Diện mạo mới của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch

Diện mạo của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã thay đổi hoàn toàn sau khi được trang trí 200 chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu cùng nhiều bức tranh bích hoạ, pano khổ lớn với nội dung tuyên truyền “Bảo vệ môi trường, đẩy lùi rác thải nhựa”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Dỡ bỏ cách ly tại khu phố Trúc Bạch từ chiều 20/3 Đáp ứng đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân bị cách ly phố Trúc Bạch Tiếp tục rà soát những người từng tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19

“Lột xác” sau khi chỉnh trang đô thị

Trước kia, khu vực tuyến đường ven hồ Trúc Bạch (phường Trúc Bạch) luôn bốc mùi hôi thối do rác thải được tập kết tại tuyến đường ven hồ. Dãy nhà ở của các hộ dân phần lớn là nhà tập thể cũ được xây dựng cách đây hơn 40 năm xuống cấp trầm trọng và chưa được cải tạo, sửa chữa dẫn đến hư hỏng, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và mỹ quan đô thị.

Diện mạo mới của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch
Diện mạo của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch đã được thay đổi hoàn toàn

Theo ông Chu Văn Thịnh (người dân phố Ngũ Xá, phường Trúc Bạch), trước đây, khu vực này vốn là một mương nước đen ngòm, quanh năm rác thải tù đọng. Cuối tuyến đường còn thường xuyên bị một số đối tượng biến thành “nhà vệ sinh công cộng”. Đáng lo ngại, nhiều người lợi dụng vị trí vắng vẻ này làm tụ điểm tiêm chích ma túy, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và gây mất an ninh trật tự.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, ai đi qua tuyến đường này cũng phải ngạc nhiên vì sự “thay da đổi thịt”. Diện mạo của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch đã thay đổi hoàn toàn sau khi được trang trí 200 chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu cùng nhiều bức tranh bích hoạ, pano khổ lớn với nội dung tuyên truyền “Bảo vệ môi trường, đẩy lùi rác thải nhựa”. Đáng nói, kinh phí huy động cho dự án hầu hết từ nguồn xã hội hóa với sự hưởng ứng, chung tay đóng góp của không chỉ người dân sống trên địa bàn mà còn của cả cộng đồng.

Diện mạo mới của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch
Những ngày gần đây, ai đi qua tuyến đường này cũng phải ngạc nhiên vì sự “thay da đổi thịt”

Bà Nguyễn Ngọc Uyên (phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch) chia sẻ, từ khi tuyến đường được cải tạo, chỉnh trang gia đình bà như đang được sống trong một không gian mới với bầu không khí trong lành, cảnh quan, môi trường sạch đẹp hơn trước rất nhiều.

“Khuôn viên trước cửa nhà được lắp hệ thống rào chắn cẩn thận, trồng cây xanh, xen kẽ với những bức bích họa tái hiện không gian phố cổ, nét đẹp cổ, văn hóa của người Hà Nội xưa. Từ sau khi công trình được hoàn thành, gia đình tôi và hàng xóm luôn nhắc nhau gìn giữ vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh để tuyến phố được xanh, đẹp mãi”, bà Nguyễn Ngọc Uyên chia sẻ.

Nỗ lực của người dân và chính quyền

Được biết, trước đó, từ thực trạng của địa phương, với tinh thần lấy xây để chống, phường Trúc Bạch đã xin ý kiến chỉ đạo của quận Ba Đình cho phép chỉnh trang đoạn mương khoảng 200 mét tính từ cầu Ngũ Xã 1 đến cầu Ngũ Xã 2.

Sau khi xây dựng phương án thiết kế, Ủy ban nhân dân phường Trúc Bạch đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ cơ sở và nhân dân về những nội dung, giải pháp thực hiện. Trong quá trình triển khai đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ phường đến địa bàn dân cư.

Diện mạo mới của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch
Những bức bích họa với thông điệp bảo vệ môi trường

Theo đó, dự án cải tạo cảnh quan, môi trường khu vực ven hồ Trúc Bạch gồm các hạng mục: Lát lại toàn bộ nền vườn hoa, tuyến phố; lắp đặt bổ sung đèn chiếu sáng, đèn trang trí, camera an ninh; quét sơn tường nhà, vẽ tranh bích họa, gắn đặt panô, để cây xanh; nạo vét lòng hồ, vớt rác thải và thả bè cây thủy sinh xuống mặt hồ… Các bức tranh nghệ thuật trên tường được vẽ với thông điệp giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người Trúc Bạch như nghề đúc đồng Ngũ Xã, dệt…

Với sự chủ động, tích cực của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, sự hưởng ứng của cả cộng đồng, chỉ trong một thời gian ngắn, dự án cải tạo cảnh quan môi trường khu vực ven hồ Trúc Bạch đã được hoàn thành, mang đến hình ảnh mới mẻ, hấp dẫn cho không gian này.

Vào ban ngày, nơi đây rạng rỡ với những căn nhà được sơn màu tươi tắn cùng những bức bích họa sinh động, bắt mắt truyền tải nhiều nội dung, thông điệp hấp dẫn. Còn khi đêm xuống, cả khu vực như bừng sáng với hàng trăm chiếc đèn lồng lung linh, huyền ảo chạy dọc bờ hồ soi tỏ những bức tranh nghệ thuật.

Diện mạo mới của tuyến đường ven hồ Trúc Bạch
Các bức tranh nghệ thuật trên tường được vẽ với thông điệp giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người Trúc Bạch

Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) Nguyễn Thị Minh Trang cho biết, trong suốt thời gian triển khai, phường đã huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, tổ chức nhiều đợt vệ sinh môi trường, bóc gỡ quảng cáo rao vặt, thu gom rác thải và vận động người dân xóa bỏ các vi phạm về trật tự đô thị trên tuyến đường.

“Đặc biệt, người dân trong khu vực rất hào hứng chung sức cùng chính quyền triển khai dự án từ đóng góp tiền của đến công sức để thay đổi cảnh quan, môi trường, giúp cho nơi đây không chỉ trở nên đẹp hơn mà đời sống người dân cũng trở nên dễ chịu hơn nhiều so với trước”, bà Nguyễn Thị Minh Trang cho biết.

Ngoài ra, để công trình được bền vững, phường Trúc Bạch cũng đã bàn giao việc bảo quản, duy trì cho Tổ dân phố; lập kế hoạch sơn vẽ lại các bức bích họa sau một thời gian nhất định, đồng thời thay đổi nội dung chủ đề tuyên truyền theo yêu cầu của từng giai đoạn đặt ra. Trước mắt người dân đang rất ủng hộ và tự đóng góp quỹ để chăm sóc cây, duy trì cảnh quan.

Được biết, công trình chỉnh tranh đô thị tuyến đường ven hồ Trúc Bạch là công trình chào mừng 60 năm thành lập quận Ba Đình, được lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đánh giá cao và chọn là tấm gương để các phường khác trong quận nhân rộng.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.
Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.
Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, nhằm tăng cường các hoạt động chăm lo, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.
Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động