-->
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Điểm đến ấn tượng

Trong năm 2016 vừa qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam liên tục diễn ra các hoạt động gắn với các dân tộc và các ngày lễ lớn của đất nước, thu hút được đông đảo khách du lịch. Theo thống kê của Ban Quản lý, lượng khách năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%.
diem den an tuong 16 cộng đồng dân tộc tham gia Ngày hội Xuân 2017 ở Hà Nội
diem den an tuong "Vui Tết Độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở khu phía nam hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi của người dân Thủ đô. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

diem den an tuong
Nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên được tổ chức tại đây, thu hút khách du lịch.

Theo thống kê của Ban Quản lý Làng, năm 2016 vừa qua là năm có bước chuyển biến rất tích cực, đón tiếp 46 lượt cộng đồng dân tộc với gần 1.000 đồng bào là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, đồng bào các dân tộc từ 20 tỉnh/thành đại diện các vùng, miền về tham dự 12 sự kiện, tổ chức 30 lễ hội góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lượng khách tham quan Làng năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%. Trong năm 2016 đã có 92 lượt công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện của 19 tỉnh/thành đưa khách đến Làng và có 19 công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch đến đây. Điển hình như các công ty: IDP Travel, Newstarlight Travel, Tre Việt, Đông Nam Á, Du lịch đẳng cấp Việt, Du lịch trung tâm Việt, Du lịch Thiên đường nhiệt đới, Du lịch Tân Việt…

Đặc biệt, hoạt động thường xuyên (hàng ngày) của 07 dân tộc (Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer) đã đáp ứng nhu cầu tham quan thường xuyên của du khách. Hoạt động thường xuyên của đồng bào đã từng bước đưa Làng Văn hóa thực sự trở thành “ngôi nhà chung” của các dân tộc. Ban Quản lý đã phối hợp với các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức các hoạt động tại Khu các làng dân tộc (các nhà hát Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Liên đoàn Xiếc Việt Nam) để tổ chức các buổi biểu diễn vào cuối tuần, tạo điểm nhấn hàng tuần phục vụ du khách.

Ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Thu phí tham quan được tiến hành bằng phương thức bán vé trực tiếp và bán vé điện tử, hình thức soát vé thông qua hệ thống soát vé tự động. Giá vé tham quan sẽ áp dụng cho từng đối tượng khác nhau: Người lớn 30.000 đồng/người/lượt; Sinh viên, học viên 10.000 đồng/người/lượt; Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 5.000 đồng/người/lượt; Miễn phí tham quan đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng theo Nghị định của Chính phủ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Khu các làng dân tộc cho hay: “Nhìn lại năm 2016, các hoạt động lễ hội theo chuyên đề, chủ đề theo tháng, phong phú, đậm bản sắc văn hóa dân tộc với những di sản văn hóa phi vật thể được đồng bào tự hào giới thiệu, truyền dạy tại làng như dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công, tri thức dân gian…góp phần tiếp thêm sức sống, hơi thở cho chính di sản và làng. Những không gian văn hóa dân tộc đang dần hoàn thiện bởi chính tấm lòng, bàn tay của các cộng đồng dân tộc đang sinh sống thường xuyên tại Làng dường như đang là sức hút, chất keo dính các hoạt động văn hóa, du lịch, các hoạt động cuối tuần cũng đang sôi nổi hơn bởi sự tham gia của các nhà hát nghệ thuật truyền thống, câu lạc bộ, giáo phường và khách du lịch”.

Trước đây, do chưa có nguồn thu nên các hoạt động còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn Ngân sách Nhà nước, trong khi Ngân sách Nhà nước có hạn nên việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc gặp khó khăn, đặc biệt trong việc huy động đồng bào các dân tộc, công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình nhà dân tộc... Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan “Làng” là bước ngoặt lớn, mở ra một hướng mới trong sự phát triển và là động lực thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động, từng bước hướng tới sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động tại đây.

Theo ông Lê Quang Anh – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, mục tiêu trong năm 2017 gồm 4 nội dung: Giữ vững ổn định đơn vị, tăng cường đoàn kết, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2017; tổ chức tốt các hoạt động và sự kiện năm 2017, khai thác, vận hành ổn định Khu các làng dân tộc, trong đó có việc tổ chức cho 15 cộng đồng dân tộc về hoạt động thường xuyên hàng ngày; đón 300.000 lượt khách tham quan/năm 2017 (mục tiêu thấp hơn thực hiện năm 2016 vì năm 2017 bắt đầu bán vé tham quan, lượng khách vãng lai sẽ giảm); lựa chọn được nhà đầu tư vào các khu chức năng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động