--> -->

Dịch Covid-19: Cần ngăn chặn hành vi “thừa nước đục thả câu” để không thành “đại dịch”

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, trong khi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và “sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì sức khỏe của người dân”. Thì đâu đó trong mùa dịch, một số cá nhân, tiểu thương, doanh nghiệp vì lợi ích kinh doanh đã làm bùng phát một loại dịch mới, dịch “trục lợi”. Trước vấn đề này nhiều người cho rằng, hành vi “thừa nước đục thả câu” là không thể chấp nhận.
dich covid 19 can ngan chan hanh vi thua nuoc duc tha cau de khong thanh dai dich Chuyện ở nơi “tuyến đầu” chống dịch Covid-19
dich covid 19 can ngan chan hanh vi thua nuoc duc tha cau de khong thanh dai dich Tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”
dich covid 19 can ngan chan hanh vi thua nuoc duc tha cau de khong thanh dai dich Đối phó dịch Covid-19: Cơ hội đổi mới ngành bán lẻ

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) bùng phát tại Trung Quốc và có dấu hiệu lan rộng thì ngay lập tức tại Việt Nam, Chính phủ, các Bộ, ngành, trong đó chủ công là Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân căng mình lo chống dịch, lo giải phóng hàng hoá xuất khẩu (chủ yếu là hàng nông, thuỷ sản tươi sống) đang ùn ứ tại cửa khẩu; lo tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu để đảm bảo sản xuất, cung ứng không chỉ với thiết bị y tế, nhất là khẩu trang, nước sát khuẩn mà là hàng hoá của Việt Nam nói chung… thì cũng có không ít kẻ đã “thừa nước đục thả câu”, đang tâm gian dối, lừa đảo đồng bào mình để thu lợi.

dich covid 19 can ngan chan hanh vi thua nuoc duc tha cau de khong thanh dai dich

Còn nhớ những ngày đầu dịch, trong khi nhà nhà, người người tìm mua, chia nhau từng chiếc khẩu trang y tế, từng chai nước rửa tay sát khuẩn thì chỉ một dòng tin kêu gọi trên mạng xã hội, cả khu chợ thuốc lớn nhất Thủ đô đã chưng biển “hết hàng” nhằm tăng giá và đối phó với sự kiểm soát giá từ lực lượng chức năng.

Tệ hại hơn, vì lợi nhuận, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chủ tâm sản xuất, buôn bán khẩu trang y tế kém chất lượng, thậm chí, người ta dùng cả giấy vệ sinh để sản xuất khẩu trang, và đỉnh điểm là thu gom luôn khẩu trang y tế đã qua sử dụng với mục đích quay vòng bán lại kiếm lời. Rồi đầu đó, thị trường xuất hiện thẻ chống virus Covid-19 không chỉ được bán công khai tại khu chợ thuốc ở Hà Nội, mà còn thông qua mạng xã hội, chiếc thẻ nhựa bé bằng chiếc thẻ ATM được giới thiệu như “thần dược” chống mọi virus với giá bán không hề rẻ, để rồi sau đó các chuyên gia y tế khẳng định điều ngược lại về công dụng.

Trước hành vi “thừa nước đục thả câu”, kiếm chác lợi nhuận trên nỗi sợ hãi, nỗi đau của người khác…cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp vi phạm đạo đức kinh doanh. Có lẽ không cần phải nói nhiều, chỉ cần nhìn vào con số 5.261 vụ vi phạm từ ngày 31/1 đến 27/2 bị lực lượng Quản lý thị trường xử phạt, cùng số tiền xử phạt hành vi vi phạm gần 1,7 tỉ đồng từ các gian thương đã nói lên tất cả.

Không chỉ có các mặt hàng “hot” như khẩu trang, nước rửa tay khô, một số mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, khoai lang, tôm hùm… sau khi gặp khó trong quá trình thông quan vì dịch Covid-19, ngay lập tức đã được các tiểu thương nhỏ nhảy vào cuộc xâu xé “giải cứu”. Và thực tế, giá “giải cứu” các loại nông sản này so với ngày thường cũng không rẻ hơn bao nhiêu, thậm chí có sản phẩm loại 2, loại 3, nhưng chỉ cần vài chữ nguệch ngoạc “giải cứu” thì sản phẩm đã dễ dàng được đẩy lên mức giá loại 1…

Từ những hành vi trên có thể thấy rằng, những hành vi lừa dối người tiêu dùng, vi phạm đạo đức kinh doanh nói trên, dù không ít, song cũng không phải là hiện tượng đại diện cho cả xã hội, nhưng lại làm ảnh hưởng đến những thương nhân, doanh nhân và những người dân Việt nhân hậu. Bởi cũng trong thời điểm những hiện tượng xấu diễn ra, ở biên giới, cùng với các lực lượng chức năng căng mình chống dịch và giải phóng hàng nông, thuỷ sản tươi sống xuất khẩu, thì rất nhiều gia đình gần đó đã mời lái xe nhỡ chuyến về nhà ở miễn phí, những hộp cơm, những chai nước được tặng với tình cảm chân thành nhất.

Nhiều nơi trong cả nước, không chỉ có cảnh sát giao thông, các cơ quan, doanh nghiệp, các cá nhân mà đến cả nhà sư cũng tự nguyện ra “đứng đường” để phát miễn phí từng chiếc khẩu trang y tế, từng chai nước xịt khuẩn… cho những người mà họ hoàn toàn không quen biết. Rồi người người, nhà nhà tình nguyện móc hầu bao mua nông sản giúp bà con nông dân; siêu thị, trung tâm thương mại ồ ạt bỏ vốn nhập nông sản để cung ứng ra thị trường với giá rẻ mà trong số đó, nhiều đơn vị chấp nhận thua thiệt về kinh tế… đó chính là sự tử tế trong kinh doanh, tình người trong lúc hoạn nạn.

Thiết nghĩ, một con sâu không thể làm rầu nồi canh, tuy nhiên, để những hành vi trục lợi bất chính, “đục nước béo cò” của một bộ phận tiểu thương không trở thành đại dịch. Thiết nghĩ, sự vào cuộc mạnh tay của các cơ quan chức năng là cần thiết, song điều quan trọng nhất vẫn là ý thức, là giá trị đạo đức của người kinh doanh và những thứ đó không thể thay đổi trong ngày một, ngày hai. Đạo đức, đó chính là điều đang còn thiếu của những người làm ăn “chộp giật”, “thừa nước đục thả câu” trên chính nỗi đau của cộng đồng, sự sợ hãi của xã hội…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đã ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn khiến nhiều học sinh tử vong. Đáng lo ngại, hầu hết các trường hợp đều do thiếu kỹ năng an toàn dưới nước và sự chủ quan của người lớn. Khi “thời gian vàng” để cứu nạn chỉ kéo dài vài phút, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả đã được tuồn ra thị trường từ một “nhà máy ma” nằm sâu trong khu dân cư ở Hưng Yên. Đứng sau đường dây tinh vi này là một cặp vợ chồng dược sĩ, cùng 17 công ty “vỏ bọc” được lập ra để che mắt cơ quan chức năng. Những kẻ lừa đảo này đã vận hành cả một “đế chế hàng giả” quy mô lớn như thế nào?
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

TP.HCM: Chuẩn bị kiểm định khí thải khoảng 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tập trung chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng để tiến hành kiểm định cho 9 triệu xe mô tô, xe gắn máy nhằm giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho hơn gần 2.000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.
Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.

Tin khác

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động