Đèn tín hiệu giao thông có đồng hồ đếm ngược: Đã hợp lý thì không nên bỏ
Bất cập quanh biển báo, đèn tín hiệu giao thông: Sẽ sớm được khắc phục Điểm nóng ùn tắc do thiếu đèn tín hiệu giao thông Nâng cao ý thức chấp hành đèn tín hiệu giao thông |
Tranh luận xanh, đỏ, đếm ngược
Tháng 4/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Thành phố Hà Nội thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại 2 nút giao thông Võ Chí Công - Xuân La và Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy 1 tháng, hệ thống đèn cũ được khôi phục lại.
Sau Hà Nội, tháng 7/2024 đến lượt Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không hiển thị đếm lùi giây tại chốt đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn như Nguyễn Đình Chiểu (quận 1 và quận 3) và giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu (Thủ Đức).
Gần như toàn bộ các nút giao thông của Hà Nội đều sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tích hợp bộ đếm giây ngược. Ảnh: K.H. |
Đại diện Trung tâm quản lý Điều hành giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - đơn vị thực hiện đề xuất thí điểm bỏ đếm ngược tín hiệu thời gian trên đèn giao thông giải thích, việc không sử dụng bộ đếm ngược giúp người đi đường nâng cao ý thức chấp hành đèn tín hiệu, thay vì cố vượt khi đèn đỏ còn 2 - 3 giây, dễ gây xung đột các hướng đi, đồng thời giúp cơ quan chức năng theo dõi, ghi nhận hình ảnh và số liệu về hành vi của người tham gia giao thông, từ đó có phương án tổ chức giao thông linh hoạt, phù hợp hơn.
Nhiều người tham gia giao thông cũng như chuyên gia về giao thông, kinh tế… cho rằng, việc duy trì bộ đếm ngược trên đèn giao thông là hợp lý, tránh lãng phí, bởi trên thực tế nó vẫn mang lại hiệu quả cho xã hội.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Phan Mạnh phân tích, không phải tự nhiên Hà Nội cho triển khai lắp đặt gần như phủ kín toàn Thành phố hệ thống đèn tín hiệu giao thông có tích hợp số đếm ngược. Đây là một dự án, khi lắp đặt phải có thuyết trình, báo cáo, phân tích tính thực tế… nên không thể thích bỏ là bỏ ngay.
Việc khôi phục lại đèn đếm ngược tại 2 nút giao thông Võ Chí Công - Xuân La và Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn cho thấy hệ thống này vẫn có ích cho xã hội. Đa số người tham gia giao thông tại Hà Nội đã có thói quen nhìn và căn vào đèn tín hiệu để điều chỉnh được thời gian, tốc độ cho phương tiện của mình sao cho hiệu quả, an toàn, không vi phạm Luật giao thông đường bộ, tránh bị cơ quan chức năng xử phạt. Nay bỏ đi sẽ ít nhiều tác động tới thói quen mang tính tích cực này.
Cho đến thời điểm này, anh Lê Quyết Thắng đã gắn bó với nghề lái xe ô tô dịch vụ được hơn 20 năm, đối với anh việc nhìn đèn tín hiệu tại các nút giao thông rất quan trọng: “Đèn tích hợp số giây đếm ngược để cho lái xe tính toán được có bao lâu nữa là hết đèn xanh hoặc đỏ. Thực tế cho thấy rất nhiều tuyến phố của Hà Nội, nhất là nút giao thông ngã tư Cửa Nam - Hàng Bông tín hiệu đèn chỉ có 15s. Nếu không có bộ đếm giây trên đèn tín hiệu, lái xe sẽ cho xe đi tiếp với mục đích qua đèn xanh nhưng rồi vừa đi hết vạch trắng thì đèn chuyển sang đỏ. Như vậy, xe sẽ lâm vào cảnh dở khóc dở cười, đi nữa thì xung đột với luồng giao thông cắt ngang, còn đứng lại vừa phạm luật và cũng tạo nguy cơ ùn tắc giao thông”, anh Thắng nói.
Bộ đếm giây ngược giúp lái xe chủ động về tốc độ, đảm bảo an toàn giao thông
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải nhìn nhận, điều chỉnh đèn tín hiệu theo tình hình giao thông thực là một hình thức áp dụng trí tuệ nhân tạo vào tổ chức giao thông. Đó là tín hiệu tích cực, tiếp tục duy trì bộ đèn đếm ngược có tác dụng giúp lái xe nắm bắt thông tin về trạng thái đèn giao thông một cách chủ động...
Những ngày này các thành viên diễn đàn Hội anh em lái xe Việt Nam sôi nổi bình luận làm thế nào để đi lại an toàn, đúng luật và tránh bị xử phạt theo mức mới. Anh Nguyễn Minh Tân, quản trị diễn đàn cho biết, bản thân anh cũng như nhiều thành viên diễn đàn ủng hộ việc tăng mức phạt để đẩy mạnh tính răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, điều số đông trong diễn đàn mong muốn là tiếp tục duy trì bộ đếm giây ngược đang có trên hệ thống đèn tín hiệu của Thành phố. Khi có đồng hồ đếm ngược lái xe căn được thời gian, yên tâm quan sát các phương tiện trên đường và không phải thấp thỏm, phân tâm đánh mắt về phía trụ đèn để canh xem nó chuyển qua vàng hay đỏ: “Quan điểm cho rằng có đèn đếm ngược tức là sát giây cuối, còn 2-3 giây thì người ta sẽ bứt phá, ra khỏi vạch chờ đèn. Điều này chỉ dành cho một vài đối tượng không tuân thủ pháp luật mà đã không tuân thủ thì kể cả có đèn đếm ngược hay không thì họ vẫn vi phạm”, anh Tân nói.
Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam - Luật sư Huỳnh Phương Nam. Ảnh: K.H. |
Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam - Luật sư Huỳnh Phương Nam cho rằng dùng hay không dùng bộ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông đến giờ vẫn theo quan điểm của người tham gia giao thông. Muốn bỏ thì cơ quan chức năng, trong đó có Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Thành phố… cần có đánh giá, lấy ý kiến đông đảo các tầng lớp như người dân tham gia giao thông, các nhà khoa học, kỹ sư thuộc chuyên ngành…
Luật sư Nam nhấn mạnh: “Theo tôi được biết, đến giờ Hà Nội chưa đưa ra quan điểm bỏ bộ đếm giây ngược trên đèn tín hiệu giao thông. Cá nhân tôi ủng hộ sử dụng bộ đếm giây ngược, điều này giúp cho người tham gia giao thông chủ động trong việc điều khiển phương tiện. Hà Nội từng thí điểm bỏ đèn đếm ngược tại 2 nút giao thông thuộc tuyến đường Võ Chí Công nhưng đến giờ gần như toàn Thành phố vẫn sử dụng đèn đếm ngược. Điều này cho thấy nó đang có tác dụng trong đời sống.
Hơn nữa, với những nút giao có thời gian dừng chờ lâu, lái xe máy, ô tô còn chủ động tắt máy, đỡ tốn xăng dầu, hạn chế ô nhiễm môi trường. Một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore thì chủ yếu dùng bộ đếm cho người đi bộ để họ biết được thời gian an toàn để băng qua đường, văn minh.
Việc cần làm bây giờ là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho người tham gia giao thông, với việc Chính phủ ban hành Nghị định 160/2024/NĐ-CP yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe phải đưa vào giảng dạy lý thuyết về pháp luật giao thông, đạo đức lái xe… Tiếp đó là Nghị định 168/2024 với nhiều mức phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông. Cả hai nghị định đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cho thấy tới đây chắc chắn ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ được nâng cao”.
Khắc Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41
Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân
Giao thông 20/01/2025 17:27
Hơn 4 triệu lượt hành khách đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp cao điểm Tết
Giao thông 20/01/2025 16:18
Sáng 20/1, đường Nguyễn Xiển hướng đi Nguyễn Trãi thoáng, hướng đi Khuất Duy Tiến tắc "không lối thoát"
Giao thông 20/01/2025 11:23