Đếm lùi ngày ngừng phát sóng truyền hình analog ở 15 tỉnh
Chính thức tắt sóng truyền hình analog ở 8 tỉnh | |
Đề xuất không lùi thời hạn tắt sóng analog giai đoạn 2 |
Ngày 10/8/2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã ký công văn gửi UBND các tỉnh nhóm II và các doanh nghiệp viễn thông đề nghị các đơn vị này tổ chức thông báo, nhắn tin thông báo kế hoạch ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất ngày 15/8/2017.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
24h ngày 15/8, ngừng phát sóng analog ở 15 tỉnh
Theo thông tin trên cổng thông tin điện tử http://mic.gov.vn của Bộ TT&TT, Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang chỉ đạo triển khai một số công tác liên quan.
Theo đó, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất, thường xuyên thông báo bằng dòng chữ chạy dưới màn hình nội dung như sau:
- Thời điểm ngừng phát sóng kênh truyền hình tương tự (analog) tại các tỉnh nêu trên từ 24h ngày 15/8/2017.
- Đề nghị người xem truyền hình trang bị đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc máy thu hình có chức năng thu truyền hình số mặt đất để chuyển sang thu xem truyền hình số mặt đất.
Sau đó sẽ chính thức ngừng phát sóng kênh truyền hình tỉnh trên sóng truyền hình tương tự mặt đất của tỉnh từ 24h ngày 15/8/2017.
Sau thời điểm nêu trên, các kênh truyền hình tương tự mặt đất chỉ phát đi bảng thông báo về việc ngừng phát sóng kênh truyền hình tỉnh trên sóng truyền hình tương tự mặt đất và thông tin hướng dẫn chuyển sang thu xem truyền hình số mặt đất, cổng thông tin điện tử và tổng đài hỗ trợ số hóa truyền hình để các hộ gia đình còn lại nắm được thông tin và chuyển đổi sang thu xem truyền hình số mặt đất. Thời gian duy trì phát bảng thông báo tối thiểu 3 ngày.
Thông báo cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp gửi phản ánh về Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) để phối hợp giải quyết.
Truyền hình analog và kỹ thuật số khác gì nhau?
Truyền hình tương tự mặt đất đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ truyền hình của nhân loại, biến những chiếc TV đen trắng (sau đó là TV màu) với những chiếc ăng-ten đi kèm trở thành thiết bị quen thuộc đối với mỗi gia đình.
Chỉ cần ngồi trước TV, người xem có thể theo dõi thông tin từ khắp nơi trên thế giới, giúp rút ngắn khoảng cách về cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, với sự phát triển từng ngày của công nghệ, truyền hình tương tự dần trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi truyền hình kỹ thuật số.
Về cơ bản, truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) là công nghệ truyền hình sử dụng tín hiệu analog để truyền tải hình ảnh và âm thanh. Với công nghệ này, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được biến đổi “tương tự” với hình ảnh và âm thanh có thật, đồng nghĩa với việc hình ảnh và âm thanh được biến đổi trực tiếp thành tín hiệu điện mà tính chất của chúng không thay đổi.
Tuy nhiên, do phải biến đổi “tương tự” như vậy nên tín hiệu analog thường chiếm một khoảng không gian rộng (8MHz), chỉ có thể chứa được một chương trình trong mỗi kênh phát sóng. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh và âm thanh của công nghệ truyền hình này còn nhiều hạn chế, dễ bị nhiễu sóng khi gặp điều kiện thời tiết xấu.
Trong khi đó, truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) là công nghệ chuyển đổi truyền hình mặt đất từ analog (tương tự) sang digital (kỹ thuật số). Ưu điểm của phương thức này là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu và bóng ma (ghost) - vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông thường, loại bỏ tác hại của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mô-tơ điện, sấm sét...
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất giúp tiết kiệm chi phí phát sóng khi một thiết bị DTT có thể phát sóng nhiều chương trình thay vì chỉ phát 1 chương trình như thiết bị analog cũ, một phần tài nguyên tần số đồng thời được giải phóng để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có khả năng thu cố định hoặc xách tay, thu di động trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, tàu thủy… Để sử dụng công nghệ này, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu.
Theo Ngọc Phạm/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17