-->

Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024.
Top 9 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 cao nhất Hà Nội Chung sức, quyết tâm, không chủ quan Đăng ký môn học ở lớp 10: Học sinh cần chọn những môn phù hợp

Dự kiến 60,9% học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2022 - 2023, toàn Thành phố có 129.210 học sinh dự xét tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS), tăng khoảng 250 học sinh so với năm học 2021 - 2022.

Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, năm học 2023 - 2024, Hà Nội dự kiến số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 trường THPT khoảng 102.000 (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), trong đó tuyển vào các trường công lập 77.480 học sinh (chiếm tỷ lệ 59,96%).

Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT Thủ đô ngày càng phát triển cả về quy mô trường, lớp và học sinh.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả tuyển sinh từ ngày 5 - 7/7, nguồn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường, tình hình thực tế và đề xuất cụ thể của Hiệu trưởng các trường THPT, ngày 10/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xem xét duyệt điểm chuẩn bổ sung cho 31 trường để đảm bảo quyền lợi tối đa cho học sinh. Dự kiến kết quả tuyển sinh của các trường THPT công lập (gồm 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên, 115 trường THPT công lập không chuyên, 9 trường THPT công lập tự chủ và 4 trường THPT công lập hiệp quản) là 78.623 (chiếm tỷ lệ 60,9%, tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023).

Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ có đưa mục tiêu đến năm 2025 “Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%”.

Triển khai thực hiện Quyết định này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 4/12/2018 về việc triển khai Đề án “Giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Trong đó phấn đấu 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vừa đào tạo chương trình trung cấp nghề, vừa học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp THCS vào học lớp 10 tại các trường THPT công lập là 60%.

Những năm qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cùng các Sở, ngành có liên quan tham mưu đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Kết quả đã triển khai thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Liên quan đến vấn đề xã hội hóa giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngày 17/7/2009, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015; ngày 30/7/2009, UBND Thành phố ban hành Đề án số 104/ĐA-UBND về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015, trong đó tỷ lệ huy động học sinh học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đến năm 2015 là 25% đối với giáo dục mầm non, 3% đối với giáo dục tiểu học, 5% đối với giáo dục THCS và 40% đối với giáo dục THPT.

Ngày 4/6/2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu với UBND Thành phố việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho phát triển giáo dục giai đoạn 2019 - 2025, trong đó đề xuất mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc trưng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. Cụ thể: Đối với cấp THPT, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ trường và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 45,02% và 27,31% (trong đó, tại các quận đạt tỷ lệ 58,27% và 33,54%; các huyện đạt tỷ lệ 31,45% và 13,82%).

7 giải pháp tăng cường cơ sở vật chất giai đoạn 2021 - 2025

Để đáp ứng nhu cầu chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024 và các năm tiếp theo, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp.

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thành lập mới, sửa chữa cải tạo các trường THPT công lập giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND Thành phố ghi vốn trong các Kế hoạch đầu tư.

Căn cứ dữ liệu về học sinh phổ thông trên cơ sở dữ liệu ngành, dự báo trong ba năm học tới, số học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS tăng khoảng 28.912 học sinh (tương đương 722 lớp). Cụ thể: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 134.942 học sinh, tăng khoảng 5.732 học sinh; năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 129.890 học sinh, tăng khoảng 680 học sinh; năm học 2026 - 2027, dự kiến có khoảng 151.710 học sinh, tăng khoảng 22.500 học sinh.

Về quy mô các trường THPT công lập (không tính trường THPT công lập tự chủ và trường THPT công lập hiệp quản) so với năm học 2023 - 2024: Năm học 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 121 trường (tăng 2 trường); năm học 2025 - 2026, dự kiến có khoảng 123 trường (tăng 4 trường) và năm học 2026 - 2027, có khoảng 125 trường (tăng 6 trường).

Thứ hai, rà soát những ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học các cấp theo Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của UBND Thành phố và trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại những nơi thiếu trường, lớp học; tham mưu UBND Thành phố cho thu hồi các dự án chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường học công lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn.

Thứ ba, xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ vị trí ô đất, diện tích, quy mô trường lớp.

Thứ tư, tiếp tục ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường trung cấp, trường cao đẳng và trường đại học ra khỏi khu vực nội đô để xây trường học công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại khu vực nội đô, khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Thứ năm, tiếp tục phân tuyến tuyển sinh cho 30 quận, huyện, thị xã theo 12 khu vực trên địa bàn Thành phố nhằm điều hòa hợp lý, đảm bảo chỗ học cho học sinh.

Thứ sáu, báo cáo và tham mưu Thành phố tăng cường nguồn lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường, lớp học theo hướng đồng bộ, kiên cố hoá, hiện đại hoá và chuẩn hóa.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, tiếp tục đẩy mạnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài giảm gánh nặng ngân sách, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học.

Đề xuất cơ chế đặc thù trong tuyển sinh vào lớp 10

Qua ghi nhận, hàng năm, do sự tăng dân số cơ học nên số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn Thành phố tăng nhanh; trong khi đó số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời cho người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ số học sinh vào học tại các trường THPT công lập khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 6522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất cơ chế đặc thù, giải “bài toán” thiếu trường, lớp bậc THPT
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội.

Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị.

Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị Bộ GD&ĐT đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024. Cụ thể: Đề xuất cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Cùng đó, Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hằng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.

UBND thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập. Hiện nay, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, mua sắm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng đào tạo của thị trường lao động Thủ đô, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ cao theo nhu cầu của xã hội.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong tình hình mới: Đầu tư, phát triển trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thành trung tâm đào tạo, học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.

Thực tế, việc đầu tư xây dựng trường học công lập ở cấp THPT đã và đang được thành phố Hà Nội rất quan tâm. Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới các trường THPT gồm: Minh Hà (huyện Thạch Thất); Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); 1 trường tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Việt Hưng (quận Long Biên); Uy Nỗ, Nguyên Khê và Việt Hùng (huyện Đông Anh).

Trong giai đoạn 2022 - 2025, thành phố Hà Nội quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025... UBND Thành phố cũng đã có Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp Thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Barcelona đã có màn lội ngược dòng nghẹt thở trước Celta Vigo, giành chiến thắng 4-3 đầy cảm xúc tại vòng 32 La Liga vào tối 19/4. Sự tỏa sáng đúng lúc của Raphinha cùng tinh thần chiến đấu kiên cường giúp đoàn quân Hansi Flick nắm lợi thế lớn trong cuộc đua vô địch, tạm hơn Real Madrid tới 7 điểm.
Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Trước áp lực phải thắng để nuôi hy vọng dự Champions League mùa tới, Man City đã trải qua một buổi tối không hề dễ dàng trên sân Goodison Park. Nhưng với bản lĩnh của một đội bóng lớn, đoàn quân của Pep Guardiola vẫn biết cách vượt khó, giành chiến thắng 2-0 đầy nhọc nhằn trước một Everton kiên cường.
Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Giải bóng chuyền vô địch các CLB nữ châu Á 2025 (AVC Women's Club Championship) chính thức khởi tranh từ ngày 20/4 đến 27/4 tại Pasig, Philippines. Đại diện của Việt Nam – CLB VTV Bình Điền Long An – sẽ góp mặt với quyết tâm cao, hướng tới tấm vé vào vòng knock-out.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Văn Tuấn và Li Xi để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

Tin khác

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Xem thêm
Phiên bản di động