--> -->

Để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Thành phố Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng Thủ đô và cả nước. Chủ trương của Thành phố là phát triển sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, đưa vào hệ thống siêu thị và hướng đến xuất khẩu. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục tổ chức những chương trình xúc tiến thương mại để OCOP của Thủ đô vươn xa, gia tăng giá trị kinh tế.
Hà Nội - Đưa sản phẩm OCOP vươn xa Hà Nội: Chú trọng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Nâng chất để "níu chân" người tiêu dùng với các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Đa dạng các sản phẩm OCOP

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ nổi tiếng với nghề đan tre truyền thống từ hàng trăm năm nay. Từ các nguyên liệu mây, tre, nứa, trúc,... qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã cho ra những sản phẩm độc đáo, được du khách trong nước và quốc tế yêu thích.

Từ năm 2007, Câu lạc bộ Nghệ nhân Phú Vinh ra đời, tập hợp nhiều thợ giỏi để gìn giữ và phát triển nghề, thiết kế gần 60 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các sản phẩm gặp không ít khó khăn vì giá thành cao do các nguyên liệu sản xuất khan hiếm. Các sản phẩm bán trong nước không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại sản xuất từ nguyên liệu nhựa, kim loại vì sản xuất công nghiệp, giá thành rẻ. Còn sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc quá lớn vào trung gian khiến giá thành bị đẩy cao.

Để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Nhóm sản phẩm từ hạt gỗ của Hợp tác xã Trái Tim Hồng được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao OCOP.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn 35 làng được công nhận là làng nghề, 175 làng có nghề. Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2019 đến 2022, huyện có 145 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Năm 2023, huyện phấn đấu có thêm 40 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ ba sao trở lên.

Theo đánh giá của đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ, mặc dù tiềm năng còn rất lớn, nhưng việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chứng nhận sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn. Ðể thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển, huyện thành lập Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, tạo điều kiện để sản phẩm OCOP của huyện được giới thiệu rộng rãi với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề không ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm OCOP là hàng thủ công bảo đảm chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, phù hợp thị trường xuất khẩu.

Tại huyện Sóc Sơn, Hợp tác xã Trái Tim Hồng có 8 sản phẩm từ hạt gỗ mỹ nghệ được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, cấp giấy chứng nhận 3 - 4 sao OCOP. Nhờ có thương hiệu OCOP, sản phẩm của hợp tác xã cũng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Việc tiêu thụ thuận lợi giúp gia tăng lợi ích kinh tế.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, các sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội công nhận OCOP là những sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế. Qua việc vị thế, uy tín trên thị trường được nâng cao, doanh số bán hàng của các chủ thể cũng tăng trung bình 10 - 20%. Các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện còn đang giúp tạo công ăn việc làm cho 265 lao động, với mức thu nhập ổn định trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại

Theo bà Hoàng Thị Hà, từ năm 2020 đến nay, huyện đã phối hợp cùng Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn cho trên 500 lượt cán bộ các xã, thị trấn, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có tiềm năng tham gia phát triển sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ chi phí tư vấn hồ sơ minh chứng, hỗ trợ thiết kế bao bì tem nhãn sản phẩm, hỗ trợ các chương trình marketing sản phẩm. Các chủ thể có sản phẩm OCOP cũng được huyện kết nối tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử…

Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huy động sự vào cuộc tích cực của các chủ thể. Duy trì hỗ trợ chủ thể trong phát triển, hoàn thiện sản phẩm, tham gia dự thi Chương trình OCOP năm 2023.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội, tạo dấu ấn, niềm tin đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được chứng nhận, lưu thông trên thị trường.

Thực tiễn cho thấy, các chủ thể OCOP chủ yếu là đối tượng sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, do đó muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì họ buộc phải nhanh chóng bắt nhịp với xu hướng kinh doanh mới chứ không chỉ theo cách truyền thống.

Thời gian qua, để hỗ trợ các chủ thể OCOP, thành phố Hà Nội đã tích cực tổ chức các sự kiện, hội chợ, kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại,… giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.

Ðại diện Văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố Hà Nội đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về Chương trình OCOP, với 2.167 sản phẩm được công nhận, chiếm 22% các sản phẩm OCOP của cả nước, trong đó có 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao; 1.369 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 780 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Ðể hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, Thành phố cũng khai trương 85 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Một số sản phẩm đã xuất khẩu sang các nước châu Âu, Nhật Bản...

Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nâng cấp sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm làm quà tặng, quà lưu niệm; hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị, tăng cường chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ, hỗ trợ tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm thực hiện tốt vai trò định hướng kết nối cung cầu sản phẩm OCOP trong nước và nhất là phát triển thị trường quốc tế.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiền đạo Dimitar Berbatov tái ngộ fan Việt tại sự kiện “Together We Rise”

Tiền đạo Dimitar Berbatov tái ngộ fan Việt tại sự kiện “Together We Rise”

Vừa qua, tiền đạo khoác áo Manchester United - Dimitar Berbatov đã xuất hiện trong sự kiện đặc biệt mang tên "Together We Rise" tại Việt Nam, thu hút hàng trăm trái tim yêu bóng đá Việt tham dự.
SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition - Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) đã và đang trở thành “trái tim số” không thể thiếu trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô.
Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Sau hơn 3 tuần vận hành, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá hoạt động trơn tru, thông suốt, bước đầu có kết quả tích cực. Tuy nhiên với khối lượng công việc lớn, việc ứng dụng chuyển đổi số chính là cầu nối “sống còn”, nền tảng kiến tạo mô hình chính quyền mới - minh bạch, linh hoạt, gần dân và vì dân.
HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 24/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Ô Chợ Dừa khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Chiều 24/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI. Hoạt động thiết thực này diễn ra trong không khí chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và trong niềm vui mừng, phấn khởi của toàn thể người lao động Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI.

Tin khác

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Công tác quản lý thị trường thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025 Theo Sở Công Thương Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố đã đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 2.064 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 33,4 tỷ đồng.
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động