-->

Hà Nội: Chú trọng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP

Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là hai sản phẩm OCOP của Thủ đô vừa vinh dự nhận được giấy chứng nhận OCOP cấp Quốc gia. Điều này tiếp tục khẳng định cho việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua.
Hà Nội - Đưa sản phẩm OCOP vươn xa Kỳ cuối: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP

Từ năm 2018 đến nay, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ phát động, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội đã vào cuộc tích cực, với sự chỉ đạo triển khai tổ chức đồng bộ, hiệu quả từ Thành đến địa phương; đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất sản phẩm cung ứng ra thị trường và sự đón nhận hưởng ứng, nhận diện của các tầng lớp nhân dân đối với các sản phẩm OCOP.

Hà Nội: Chú trọng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP
Các sản phẩm OCOP được quan tâm phát triển mạnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhờ sự vào cuộc sát sao, đúng hướng và triển khai hiệu quả; đến nay, thành phố Hà Nội đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về triển khai Chương trình OCOP. Trong đó, Thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP, chiếm 22% các sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, có 8 sản phẩm OCOP được Trung ương công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao; 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1.369 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao và 780 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận tiêu chuẩn 3 sao. Riêng trong năm 2022, Thành phố đã công nhận 518 sản phẩm OCOP (1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 271 sản phẩm 4 sao, 246 sản phẩm 3 sao), vượt chỉ tiêu kế hoạch phát triển 118 sản phẩm OCOP đề ra (mỗi năm có 400 sản phẩm).

Mới đây, tại hội nghị trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia (tiêu chuẩn 5 sao), thành phố Hà Nội đã có thêm 2 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận 5 sao quốc gia là bộ sản phẩm Gốm men Suối Ngọc của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức).

Với bộ sản phẩm Gốm men Suối Ngọc, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thành phố Hà Nội với 5 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. 4 sản phẩm OCOP 5 sao trước đó của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh bao gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ; Bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen; Bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng và Bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen.

Trong khi đó, với sản phẩm “Chăn bông tơ tằm tự dệt” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, thì đây là sản phẩm được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đánh giá rất cao. Đồng thời, tại hội nghị trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đã đề nghị chủ nhân của ý tưởng là bà Phan Thị Thuận chia sẻ bí quyết để nhân rộng kỹ thuật sản xuất cho người dân các địa phương khác của cả nước.

Chia sẻ về công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, ông Phạm Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, sau khi chứng nhận sản phẩm OCOP, Hà Nội luôn quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP đã được người tiêu dùng nhận diện và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, Thành phố đã khai trương đi vào hoạt động được 85 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị cho các sản phẩm OCOP 5 sao

Chương trình OCOP của Hà Nội những năm qua đã thu hút sự tham gia, đồng hành phát triển của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 101 hộ sản xuất kinh doanh. Hiệu ứng lan tỏa của Chương trình OCOP đã giúp giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Sản phẩm đạt OCOP 5 sao được Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia; được sử dụng biểu trưng và tem OCOP quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định. Kết quả phân hạng có giá trị 36 tháng kể từ ngày công nhận.

Hà Nội: Chú trọng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP
Các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội chú trọng quan tâm nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP.

Các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP cấp quốc gia có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; tiếp tục nâng cao chất lượng, hình ảnh sản phẩm trên thị trường.

Có thể thấy, thời gian qua, các chủ thể OCOP sau khi được công nhận đã không ngừng nâng cao về chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

Nhiều sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường các nước trên thế giới như: Úc, châu Âu, Nhật Bản. Điển hình như: Sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam; Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc… Nhờ vậy, uy tín và thương hiệu của các chủ thể OCOP ngày càng được nâng cao.

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, với những kết quả đạt được, để bảo đảm mục tiêu của Thành phố, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được công nhận (năm 2021 và 2022 có 1.113 sản phẩm được công nhận đạt 56% kế hoạch), các cấp ngành từ Thành phố đến cơ sở và chủ thể OCOP cần tiếp tục tăng cường tập trung công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về chương trình OCOP.

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại là một trong những bước then chốt để tạo cơ sở, động lực thúc đẩy chương trình; ưu tiên và xây dựng mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường cho các sản phẩm phát triển bền vững…

Theo ông Tạ Văn Tường, các cấp, ngành, địa phương cần triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình chế biến sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với chương trình OCOP Thành phố.

Đặc biệt, cần tập trung xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, in tem OCOP. Ưu tiên lựa chọn, sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường. Các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động