Để người dân và doanh nghiệp đều lợi
Hà Nội: Rà soát, đảm bảo an toàn tại các tòa nhà chung cư cũ nguy hiểm Cơ chế nào tháo gỡ vướng mắc cải tạo chung cư cũ Cải tạo chung cư cũ xin đừng đến rồi đi! |
![]() |
Một trong những khu chung cư cũ tại quận Hoàng Mai cần được cải tạo. Ảnh: Luyện Đinh |
Thực tế chỉ ra rằng, việc cải tạo, xây dựng khu nhà tập thể, chung cư là cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của người dân, góp phần đảm bảo diện mạo văn minh đô thị. Nói như vậy là bởi, tại những nơi này phần lớn người dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập không cao nên rất khó có khả năng tài chính đầu tư nhà ở. Dù biết tập thể, chung cư cũ tồn tại sự nguy hiểm song không còn cách nào khác họ vẫn phải bám víu. Họ rất trông đợi vào sự đầu tư, hỗ trợ của Thành phố.
Khu tập thể A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai) là ví dụ. Khu tập thể A7, được xây dựng năm 1984. Đây là khu tập thể của cán bộ công nhân viên ngành xây dựng và bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng từ năm 2008. Có tận mắt chứng kiến mới thấy hàng chục hộ dân nơi đây đang ngày ngày đối diện với hiểm nguy đe dọa tính mạng. Cả khu nhà 5 tầng nhưng chỉ có duy nhất một cầu thang bộ để thoát hiểm.
Đáng lo ngại hơn, khu nhà hiện đã chằng chịt nhiều vết nứt. Để chống đỡ sự xuống cấp này, ở cầu thang người ta phải gia cố bằng hệ thống giàn giáo. Được biết, đa phần các hộ dân gốc tại khu tập thể vì lo sợ khu nhà xuống cấp có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên phân nửa đã di chuyển đi nơi khác sinh sống. Với những gia đình còn lại, nhiều năm nay họ đều nóng lòng chờ các phương án xử lý từ các cơ quan chức năng.
Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, câu chuyện cải tạo tập thể, chung cư cũ được Hà Nội quan tâm suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác này tại Hà Nội rất chậm trễ. Sự chậm trễ trong cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp có nhiều nguyên nhân.
Đơn cử có thể kể đến như hiện một số quy định pháp luật về trình tự, thủ tục trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ còn mâu thuẫn, chồng chéo, khó áp dụng trong thực tế, như việc phải có phương án bồi thường trước khi được lựa chọn chủ đầu tư, việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư với chủ sở hữu căn hộ...
Ngoài những bất cập về cơ chế, chính sách, còn có một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính người dân ở chung cư cũ. Thực tế cho thấy, mặc dù phải sống trong tình trạng nhà cửa xuống cấp, song một bộ phận nhỏ người dân vẫn kiên quyết bám trụ. Họ thường dẫn lý do vì quen nơi làm ăn buôn bán, sinh hoạt hằng ngày, vì không đủ khả năng tài chính để chuyển đi nơi ở mới… chính vì vậy, sự nhất trí 100% đồng ý chuyển đến nơi có điều kiện sống tốt hơn thường khó đạt được.
Xác định cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ là việc làm bức thiết, nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh hiện đại, trong những năm qua, chính quyền Thành phố đều rất trăn trở, tìm các giải pháp thực hiện. Dễ thấy, Thành ủy đã đưa nhiệm vụ này vào chương trình công tác các nhiệm kỳ gần đây.
Ủy ban nhân dân Thành phố còn thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Quy chế với nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cải tạo các chung cư cũ, nhất là các chung cư nguy hiểm. Mới đây nhất, để hóa giải những khó khăn, thành phố Hà Nội đã chủ động tìm các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.
Bí thư Thành ủy cũng tổ chức họp với các Bộ, ngành liên quan để tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo hướng thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình này.
Cải tạo, xây dựng chung cư cũ là công việc lớn, khó và phức tạp, bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người dân. Vấn đề là làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, thời gian tới, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sở, ngành chức năng cũng như sự vào cuộc tích cực của chủ đầu tư, sự ủng hộ và đồng thuận của người dân, hy vọng nút thắt trong quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội sẽ được tháo gỡ, từng bước xây dựng Hà Nội trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh
Tin khác

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè
Trật tự đô thị 06/05/2025 20:39

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị
Trật tự đô thị 06/05/2025 14:23

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5
Trật tự đô thị 29/04/2025 13:11

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình
Trật tự đô thị 18/04/2025 08:39

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn
Trật tự đô thị 16/04/2025 12:32

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 11/04/2025 22:54

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị 11/04/2025 18:10

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 10/04/2025 20:46

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”
Trật tự đô thị 10/04/2025 17:14

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn
Trật tự đô thị 08/04/2025 17:39