-->

Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước

Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước.
Đề xuất cơ sở y tế công lập Thủ đô được miễn tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp Huy động nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Phát triển hệ thống y tế Hà Nội theo mô hình ba cấp

Chủ động tuyên truyền các văn bản pháp luật có tác động lớn, được dư luận quan tâm

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội vừa sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố.

Qua 1 năm thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg, các đơn vị thuộc thành phố Hà Nội đã chủ động lựa chọn những văn bản pháp luật có tác động lớn, được dư luận quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị. Đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí ở trung ương, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn theo quy định.

Từ ngày 1/9/2022 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành 156 công văn (97 công văn đề nghị các cơ quan báo chí, 59 công văn chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở) tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Nhiều dự thảo chính sách có tác động lớn tới xã hội được Thành phố tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố như quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; quy định về diện tích nhà ở tối thiếu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ...

Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước
Phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đối với những vấn đề, chính sách được dư luận và báo chí quan tâm, Sở Thông tin và Truyền thông đã kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo tính công khai, minh bạch, giúp báo chí phản ánh, thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời và tạo đồng thuận của người dân trong quá trình thực thi chính sách (các nội dung về Quy hoạch Thủ đô, Dự án Vành đai 4 -Vùng Thủ đô; các vấn đề về điều chỉnh giá nước sinh hoạt, học phí...).

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn Thành phố (UBND các quận, huyện, thị xã: Tây Hồ, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoài Đức, Sơn Tây, Phú Xuyên...) tổ chức nhiều lớp tập huấn về quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí với hơn 700 học viên là cán bộ các phường, xã... tham dự.

Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã cũng xác định vai trò, trách nhiệm truyền thông dự thảo chính sách khi là đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú như tổ chức hội nghị, diễn dàn, đối thoại trực tiếp, lồng ghép trong hoạt động giao ban, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội…

Trang thông tin Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố mở chuyên mục “Góc nhìn” thường xuyên thông tin về dự thảo chính sách của Trung ương và Thành phố, ý kiến, góc nhìn, quan điểm, sự cần thiết xây dựng, sửa đổi nội dung dự thảo chính sách pháp luật, những nội dung cơ bản trong dự thảo chính sách tuyên truyền tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Năm 2022, Thành phố tích cực thực hiện truyền thông chính sách lớn tác động đến nhân dân trên địa bàn Thủ đô như dự thảo: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi),... Đặc biệt Thành phố tích cực truyền thông xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cũng theo Báo cáo, bên cạnh những kết quả đạt được, một số cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản chưa tích cực triển khai truyền thông dự thảo chính sách, còn tình trạng né tránh, ngại va chạm đưa nội dung thông tin để truyền thông, chưa xác định trách nhiệm của mình trong truyền thông dự thảo chính sách.

Bên cạnh đó, cách thức tổng hợp, tiếp thu, góp ý, phản biện xã hội, giải trình đối với những ý kiến, nhất là góp ý trái chiều trong quá trình truyền thông chưa được quy định cụ thể nhất là dự thảo truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng (thường nội dung này được tổng hợp, giải trình trên cơ sở lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức).

Trong Báo cáo, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu đưa ra quy định cụ thể về cách thức tiếp nhận việc góp ý, thông tin phản hồi đối với cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình xây dựng chính sách; đưa ra quy định truyền thông dự thảo chính sách là một khâu bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, Thành phố đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước. Trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trung ương, bộ, ngành thuộc lĩnh vực đề xuất nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô, vai trò của các thành viên Ban soạn thảo Luật Thủ đô, vai trò của Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo, chí, truyền thông của Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Qua đó, nhằm tạo sự đồng thuận của các cơ quan hệ thống chính trị từ trung ương tới các địa phương trong cả nước, sự ủng hộ của các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cả nước để ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi), tạo thể chế thuận lợi để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.

Tin khác

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Ngày 18/4, Công an thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hội nghị nhằm tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội đã không tiếc máu xương vì miền Nam thân yêu, vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Xem thêm
Phiên bản di động