-->

Dành trọn tâm huyết cho học trò khiếm thị

(LĐTĐ) Gần 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai - Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, tình yêu thương tới các thế hệ học trò. Trong hành trình đó, nữ nhà giáo đã có nhiều giải pháp để triển khai làm sách giáo khoa chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị tại trường.
Người giáo viên tâm huyết, sáng tạo, hết lòng vì học trò Người truyền lửa tình yêu lịch sử trong trái tim học trò

Cô Tuyết Mai chia sẻ, từ năm học 2020 - 2021, do đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, việc in sách chữ nổi Braille không thể thực hiện do việc tài trợ giấy in chữ nổi của các tổ chức bị dừng lại, thiếu nguồn giấy in. Vì vậy, việc dạy và học cho các em học sinh khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn.

Dành trọn tâm huyết cho học trò khiếm thị
Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai (bên phải) - Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu được vinh danh “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 8 năm 2024”.

Đối với học trò nói chung, việc có đủ sách giáo khoa để học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, riêng đối với khối học sinh khiếm thị của trường, do chưa có đơn vị cung cấp sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị nên nhà trường và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai Chương trình GDPT 2018 cho đối tượng học sinh khuyết tật.

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Các giải pháp triển khai công tác làm sách giáo khoa chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu” được thực hiện đổi mới, đột phá, quyết liệt ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học 2022 - 2023 nhằm phát huy tốt chính sách của Đảng, Chính phủ và Thông tư 03/2018 của Bộ GD&ĐT về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật.

Theo cô Mai, trên cơ sở tính phù hợp, cách làm của Trường Nguyễn Đình Chiểu có thể là mô hình sáng tạo để các cơ sở giáo dục hòa nhập, chuyên biệt khác áp dụng thực hiện tại trường học của mình. Trường đã thực hiện chia sẻ sách giáo khoa, chế bản các bộ sách Cánh Diều của nhà trường đã và đang cho các cơ sở dạy học sinh khiếm thị trên cả nước để mong tất cả các em được học tập tốt hơn.

Để làm sách giáo khoa chữ nổi phù hợp thực tiễn của nhà trường, cô Mai đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi làm sách giáo khoa chữ nổi Braille; kết hợp với các tổ chức, cá nhân tìm nguồn kinh phí xã hội hóa cho công tác làm sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khuyết tật; triển khai và phân công nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận tham gia công tác làm sách; thực hiện quy trình chuyển đổi sách chữ nổi.

Hiện tại, hơn 2.000 cuốn sách giáo khoa chữ nổi Braille dành cho trẻ khiếm thị đã được in và sử dụng trong Trường Nguyễn Đình Chiểu. Cô Mai phải lựa chọn sách giáo khoa chuyển đổi; nghiên cứu sách giáo khoa, phân loại những nội dung không phù hợp với con đường tiếp nhận thông tin bằng thị giác, biên tập điều chỉnh thông tin trên cho phù hợp với con đường tiếp nhận thông tin bằng thính giác và xúc giác.

Không chỉ làm sách giáo khoa chữ nổi, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai còn tập trung cải thiện chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh khuyết tật; tổ chức công tác dạy nghề, dạy nghệ thuật cho học sinh khiếm thị; nâng cao chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT; nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi/giáo viên giỏi các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai lớp học thông minh; xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Cô Mai chia sẻ: “Muốn nhà trường phát triển, chất lượng giáo dục phải được đặt lên hàng đầu. Muốn có chất lượng giáo dục, phải đảm bảo nền nếp giảng dạy và kỷ luật trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tôi luôn chú trọng tới công tác chuyên môn của từng bộ phận. Đồng thời chỉ đạo, tổ chức các thầy cô tích cực tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp quận, các cuộc thi của Sở GD&ĐT Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức”.

Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của nhà trường đã có nhiều khởi sắc so với những năm học trước. Tỉ lệ đỗ trường chuyên tăng, tỉ lệ đỗ nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 vào THPT công lập tăng. Nhiều em đỗ vào các trường THPT tốp đầu thành phố, một số học sinh đạt điểm cao 9, 10 bộ môn Tiếng Anh, Toán, Ngữ văn.

Tuệ Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khát vọng cống hiến, đảng viên trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

Khát vọng cống hiến, đảng viên trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Hoàng Đức Hải là tân binh đầu tiên của xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày nhập ngũ. Vượt qua khó khăn của gia đình, câu chuyện nhập ngũ của tân binh Hoàng Đức Hải đã truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần sẵn sàng cống hiến cho nhiều thanh niên địa phương trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, mục tiêu của Dự án là nhằm xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn làm Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
TP.HCM: Bắt chủ cơ sở luyện nhôm đổ hơn 100 tấn tro, xỉ nhôm ra môi trường

TP.HCM: Bắt chủ cơ sở luyện nhôm đổ hơn 100 tấn tro, xỉ nhôm ra môi trường

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã phát hiện và bắt giữ chủ cơ sở luyện nhôm tái chế ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM vì đổ hơn 100 tấn chất thải như tro, xỉ nhôm ra môi trường, gây ô nhiễm.
Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Hà Minh Hải làm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 13/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội năm 2025.
Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, việc sáp nhập, tinh gọn đầu mối là cần thiết, sẽ giúp giảm bớt thủ tục, rườm rà. Về mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, HĐND cấp huyện, theo đại biểu, đây là đơn vị thực thi và có thể tinh gọn cấp huyện và cấp xã thành 1 cấp, từ đó giảm được chi phí của cấp trung gian...

Tin khác

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường Trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An.
Giải pháp đột phá trong quản lý dạy thêm, học thêm

Giải pháp đột phá trong quản lý dạy thêm, học thêm

(LĐTĐ) Kể từ ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới. Khi “đi vào cuộc sống” và thực hiện một cách nghiêm túc, Thông tư được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục, điều chỉnh hành vi của học sinh và giáo viên.
Yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm

Yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.
Tránh việc “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm

Tránh việc “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm

(LĐTĐ) Kể từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, trước thời điểm chính thức được áp dụng vẫn còn những lúng túng trong việc triển khai. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thông tin rõ thêm về nội dung này.
Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

(LĐTĐ) Căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.
Xem xét phương án điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

Xem xét phương án điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 393/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Quy định Khung năng lực số cho người học

Quy định Khung năng lực số cho người học

(LĐTĐ) Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

(LĐTĐ) Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” là giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội để cụ thể hóa kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa các trường học khu vực nội thành và ngoại thành; góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động