-->

Đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4

Hiện khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình thi công Dự án đường Vành đai 4 là nguồn vật liệu đất, cát. Thực tế cho thấy, đây cũng là vấn đề cấp thiết đối với bất kỳ dự án giao thông lớn nào chứ không riêng Dự án đường Vành đai 4. Khi nguồn cung ổn định sẽ góp phần trực tiếp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, hạ giá thành, đồng thời đáp ứng tính ổn định trong quá trình thi công.
Kinh nghiệm trong triển khai giải phóng mặt bằng tại xã Văn Khê Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 nhìn từ Sóc Sơn Không để xảy ra tiêu cực trong triển khai Dự án đường Vành đai 4

Tháo g vướng mc

Thông tin về tình hình triển khai cung cấp vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, hiện nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường dự kiến phục vụ Dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh dự kiến gồm: Đất đắp K98, K95, đắp bao (khoảng 9,656 triệu m3); cát đắp K95, cát xử lý nền đất yếu (khoảng 7,5 triệu m3).

Trong đó, tính riêng nhu cầu vật liệu phục vụ Dự án thành phần 2.1 (xây dựng đường song hành) và Dự án thành phần 3 (xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công - tư) trên địa phận thành phố Hà Nội cũng chiếm khối lượng tương đối lớn. Cụ thể, đất đắp K98, đắp bao là 1,872 triệu m3 (trong đó Dự án thành phần 2.1 là 1,381 triệu m3, Dự án thành phần 3 là 0,491 triệu m3); cát đắp nền K95, cát xử lý đất yếu là 5,532 triệu m3 (trong đó, Dự án thành phần 2.1 là 2,564 triệu m3, Dự án thành phần 3 là 2,968 triệu m3).

Đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4
Với Dự án đường Vành đai 4, hiện trên toàn tuyến đường song hành, các đơn vị đã tổ chức 14 mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ.

Đối với nguồn vật liệu cát đắp, hiện nay, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã chấp thuận 10 nguồn vật liệu cát đắp được cung cấp bởi các nguồn thương mại từ các mỏ có Giấy phép khai thác đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh lân cận (tỉnh Phú Thọ 7 mỏ; tỉnh Hà Nam 1 mỏ; tỉnh Thái Bình 1 mỏ; tỉnh Bắc Giang 1 mỏ) với tổng trữ lượng khoảng 12,881 triệu m3, công suất khoảng 0,715 triệu m3/năm.

Theo đánh giá tiến độ, trên địa bàn Thành phố, hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang thẩm định hồ sơ đăng ký khai thác đối với mỏ cát Chu Phan với trữ lượng khoảng 4,77 triệu m3 của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Ngày 22/9, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã có văn bản số 2589/BQLCTGT-THDA2 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có ý kiến thẩm định hồ sơ đăng ký khai thác, dự kiến Sở sẽ trình phê duyệt hồ sơ đăng ký khai thác và triển khai khai thác trong tháng 10/2023.

Đối với nguồn vật liệu đất đắp, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã chấp thuận 2 nguồn vật liệu đất đắp được cung cấp bởi các nguồn thương mại từ các mỏ có giấy phép khai thác đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh lân cận. Cụ thể, tỉnh Vĩnh Phúc, 1 mỏ , tỉnh Hòa Bình 1 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 3,904 triệu m3, công suất khoảng 0,4 triệu m3/năm.

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, để đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4, Ban đã có văn bản số 2548/BQLCTGT-THDA2 đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét có văn bản gửi UBND các tỉnh có mỏ vật liệu. Sau khi có sự tham mưu, UBND Thành phố đã có Văn bản số 3026/UBND-TNMT đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tạo điều kiện cho tổ chức có đủ điều kiện được phép khai thác đất đắp tại mỏ đất xóm Cao, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho Dự án đường Vành đai 4.

Tp trung đẩy mnh thi công

Thông tin về tình hình thực hiện các Dự án thành phần thuộc Dự án đường Vành đai 4, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, với Dự án thành phần 2.1, hiện các nhà thầu thi công đã hoàn thiện các thủ tục xây dựng, trong đó đã xây dựng lán trại, huy động máy móc, thiết bị, trình nguồn vật liệu đầu vào… phục vụ thi công công trình. Trong đó, các nhà thầu đã huy động trên 200 kỹ sư, công nhân kỹ thuật; 35 máy đào; 25 lu rung; 20 máy ủi; 3 dây chuyền khoan cọc nhồi; 01 dây chuyền thi công cọc xi măng đất để tổ chức thi công.

Đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4

Đặc biệt, trên toàn tuyến đường song hành các đơn vị đã tổ chức 14 mũi thi công, bao gồm 11 mũi thi công đường và 3 mũi thi công cầu. Đã thi công bóc đất hữu cơ lên khuôn đường khoảng 15km, đắp nền K95 khoảng 2,5km, đang triển khai thi công rải vải địa kỹ thuật, cắm bấc thấm xử lý nền đất yếu; thi công cọc khoan nhồi và đúc dầm các cầu: Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch; đang làm thủ tục cấp phép triển khai thi công 14 cầu vượt sông, kênh mương như: sông Cà Lồ, ngòi Phù Trì, kênh Khê Tang, cầu vượt đường sắt Hà Nội - Lào Cai...

Đối với dự án thành phần 1.1 (bồi thường, hỗ trợ, tái định cư), công tác di chuyển tuyến đường dây điện cao thế từ 110KV đến 500KV, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn đã hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán theo ý kiến góp ý của liên ngành và đã trình lại Sở Công Thương tại Tờ trình số 185/TTr-BQLCTGT. Sở Công Thương đang thẩm định và dự kiến phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trong tháng 10/2023.

Với Dự án thành phần 3, hiện tại, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện báo cáo giải trình bổ sung và hoàn thiện hồ sơ dự án theo yêu cầu, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Hội đồng thẩm định Nhà nước ra thông báo thẩm định làm cơ sở để UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Dự án thành phần 3 trong quý IV/2023.

Rõ ràng, việc đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án đường Vành đai 4 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và là ưu tiên hàng đầu phục vụ cho công trình trọng điểm Quốc gia. Tin tưởng rằng, với sự quyết liệt trong công tác này của Hà Nội, những khó khăn liên quan đến nguồn cung vật liệu phục vụ Dự án sẽ sớm được khắc phục.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động