Đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả
Học sinh học chương trình nào sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình đó Một số điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Quy định cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 |
Kế thừa và phát triển
Chiều 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo công tác chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo GDPT 2018. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo. |
Thông tin tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết: Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học theo Chương trình GDPT 2018. Mục đích tổ chức kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Điểm mới của kỳ thi so với hiện nay là thí sinh chỉ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Trong số này chỉ có môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT là kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Bộ GD&ĐT ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi.
Liên quan đến cấu trúc định dạng đề thi từ năm 2025, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết: Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được triển khai bảo đảm tính kế thừa và phát triển về nội dung để phù hợp với thực tế triển khai Chương trình GDPT 2018. Cụ thể, về tính kế thừa, môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại hình thức trắc nghiệm, giữ một phần dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Về tính phát triển, đề thi sẽ thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế các nhược điểm của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn; đồng thời thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 so với hiện nay là thí sinh chỉ thi 4 môn. |
Các câu hỏi với môn thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần. Trong đó, phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Các môn thi chỉ tối đa 4 trang giấy A4, từ đó giảm bớt được khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro in sao, ghép tờ đề thi thuận lợi hơn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, thay vì xây dựng câu hỏi thi theo tính bảo mật, khép kín như hiện nay, ngân hàng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có tính mở, xây dựng trên cơ sở phát huy trí tuệ toàn ngành. Các nhà trường, địa phương có những câu hỏi hay, tốt sẽ được gửi về Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT sẽ có bộ phận đánh giá chất lượng câu hỏi bằng lý thuyết khảo thí, gửi ngược trở lại cho các Sở GD&ĐT, góp phần giúp lãnh đạo địa phương đánh giá chất lượng dạy, học và biên soạn đề thi.
Tiếp tục tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác khảo thí nói chung và công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT luôn là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, áp lực, đòi hỏi có nhân lực, vật lực, phối hợp từ chuyên môn đến đảm bảo an ninh cho đề thi.
Nhắc lại ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian qua đáng tin cậy để các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn là một trong những căn cứ xét tuyển đại học, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, kết quả đó không chỉ ở công tác ra đề, mà còn ở công tác coi thi, chấm thi nghiêm túc, công bằng. “Việc xây dựng đề thi, tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cần hướng tới học thật, thi thật, không gây quá tải, không gây áp lực, đảm bảo khoa học, gắn với thực tiễn và hiệu quả”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.
Để công tác khảo thí, ra đề thi thời gian tới tốt hơn nữa, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Cục Quản lý chất lượng tổng hợp, tiếp thu ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, thầy cô trao đổi tại Hội thảo để tham mưu cho lãnh đạo Bộ tiếp tục bổ sung cho phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi nếu thấy hợp lý, khoa học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. |
Bên cạnh đó, Cục Quản lý chất lượng cũng cần sớm xây dựng kế hoạch, tiếp tục triển khai tập huấn xây dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi cho cán bộ cốt cán của các Sở GD&ĐT; xây dựng kế hoạch chi tiết về đề thi minh họa và sớm công bố để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục phổ thông dạy và học, kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu để công bố sớm phương án tuyển sinh.
Đối với Vụ Giáo dục Trung học và Vụ Giáo dục Thường xuyên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị, sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành hướng dẫn các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông về nội dung kiểm tra, đánh giá theo định dạng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế và định hướng chuyên môn cho các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia tham luận đã thể hiện sự nhất trí cao với Bộ GD&ĐT trong việc kịp thời ban hành phương án thi rất sớm, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để các địa phương, học sinh, phụ huynh nắm bắt, chuẩn bị tinh thần và chủ động triển khai các phương án phục vụ kỳ thi. Cấu trúc định dạng đề thi đã được nhiều địa phương triển khai ra đề thi thử nghiệm với học sinh lớp 10 và 11, được đánh giá hàm lượng đủ sâu để đánh giá năng lực tư duy của học sinh, tránh tình trạng khoanh mò, học sinh sẽ phải vận dụng sáng tạo, và áp dụng kiến thức vào thực tiễn. |
Đối với các Sở GD&ĐT, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý, trên cơ sở phương án thi, cấu trúc định dạng đề thi đã được Bộ GD&ĐT ban hành, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn cần chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; chủ động ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; chủ động trong công tác truyền thông tại cơ sở để tạo sự thấu hiểu từ giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong quá trình làm, nếu có khó khăn, các Sở GD&ĐT thông tin kịp thời về các đơn vị của Bộ GD&ĐT.
Từ góc độ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, phương thức tuyển sinh đại học được thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, cần thống nhất tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các phương án tuyển sinh của giáo dục đại học, trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã từng bước tăng cường sự tin cậy của kết quả thi tốt nghiệp THPT, và tới đây đề thi có độ phân hoá cao hơn, theo hướng hạn chế tối đa học tủ, học lệch, học mẹo, hướng tới học thật, thi thật, kết quả thật. Do đó, việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp là một trong những phương thức để tuyển sinh đại học sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội, cho chính các trường đại học và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08