--> -->

Đảm bảo bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật

Trong thời gian diễn ra bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử; giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu từ 5 giờ đến 21 giờ ngày 23/5/2021.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội giới thiệu nhân sự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giới thiệu 2 đồng chí ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV Từ 15/3: Bắt đầu kiểm tra, giám sát công tác bầu cử

Từ 15/3: Bắt đầu tiến hành kiểm tra, giám sát

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, theo kế hoạch, từ ngày 15/3 đến ngày 13/4 sẽ bắt đầu đợt 1 công tác kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử. Mỗi đoàn kiểm tra giám sát tổ chức đi kiểm tra, giám sát tại 3 địa phương cấp tỉnh và 1 địa phương cấp huyện ở mỗi tỉnh.

Đảm bảo bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử tới các cấp Mặt trận

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác bầu cử ở địa phương, những vi phạm pháp luật về bầu cử (nếu có) để có biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân.

Về đối tượng kiểm tra, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ kiểm tra công tác bầu cử đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Về đối tượng giám sát, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát công tác bầu cử đối với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức phụ trách bầu cử và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương.

Công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản, gồm: Giám sát việc thành lập và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử diễn ra từ ngày 22/2/2021 đến 17 giờ chiều ngày 14/3/2021;

Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử diễn ra từ ngày 20/3/2021 đến ngày 13/4/2021; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri trong khoảng thời gian từ ngày 13/4/2021 đến ngày 23/5/2021; Giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử từ ngày 23/4/2021 đến ngày 13/5/2021.

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát là việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử. Cụ thể, Mặt trận sẽ giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, liên quan đến người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp. Công tác này sẽ kéo dài đến ngày 30/6/2021.

4 lưu ý quan trọng trong quá trình kiểm tra, giám sát

Theo Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh: Trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có 5 quyền và trách nhiệm quan trọng, đó là: Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; Phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử. “Trong đó, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp”, ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát là việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử. Cụ thể, Mặt trận sẽ giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, liên quan đến người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp. Công tác này sẽ kéo dài đến ngày 30/6/2021.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát bầu cử, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần lưu ý 4 điểm quan trọng.

Cụ thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử cần bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; bám sát các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức hữu quan.

Hai là, việc giám sát phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban bầu cử các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan. Phát huy các hình thức giám sát theo quy định của phát luật, giám sát của nhân dân, đại diện các tổ chức, báo chí. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát cần tránh trùng lặp, chồng chéo về thời gian, địa điểm với các đoàn kiểm tra, giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn cho địa phương, đơn vị được kiểm tra, giám sát.

Ba là, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định hay hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay. Không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Và cuối cùng, hoạt động kiểm tra, giám sát bầu cử phải được tiến hành kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tính cấp thiết đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội đồng bộ với tiến độ của sân bay Gia Bình, vì vậy, thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh có thẩm quyền lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, bảo đảm hiệu quả đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đơn giá, định mức không để xảy ra sơ hở, thất thoát, lãng phí.
Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động và đảm bảo an toàn trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng hóa chất.
Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cơ sở 2 tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã chính thức bế mạc.
Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 8/5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội

Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Đổi mới cơ chế về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Dự thảo Luật về hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) gồm 3 cấp (VKSND Tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực); kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và VKSND cấp huyện.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.
Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết lượng việc tăng thêm, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đề xuất tăng số lượng Thẩm phán TAND Tối cao từ 13 đến 17 người lên thành từ 23 đến 27.
Xem thêm
Phiên bản di động