--> -->

Đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh

Từ thực tế rà soát địa bàn, năm 2023, Hà Nội dự kiến sẽ thực hiện cắt tỉa khoảng 348.000 cây xanh đô thị nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Thành phố cũng yêu cầu tăng cường rà soát, chỉnh trang các tuyến phố nâng cao mỹ quan đô thị, từ đó hạn chế các tác động xấu đến hệ thống cây xanh.
Bảo đảm an toàn cây xanh mùa mưa bão Đảm bảo không gian xanh dưới gầm đường sắt trên cao

Luôn được quan tâm

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 1,16 triệu cây bóng mát. Trong đó, cấp Thành phố đang quản lý, duy trì khoảng 800.000 cây trên 761 tuyến đường, phố tại 12 quận và các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên tỉnh, đại lộ và 5 công viên lớn. Số còn lại thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện quản lý khoảng 366.000 cây trên các tuyến đường, ngõ, công viên, vườn hoa, trường học, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, khu di tích và trong các khu đô thị...

Đảm bảo an toàn hệ thống cây xanh
Công nhân Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội thực hiện cắt tỉa, hạ thấp tán cây, đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Không thể phủ nhận, hệ thống cây xanh đô thị Thủ đô đem lại không gian xanh, chống ồn, chống bụi, chống hiệu ứng nhà kính, mang lại môi trường trong lành cho Thủ đô. Nhiều con đường, tuyến phố đã gắn bó với các loại cây như những biểu tượng đẹp, mang nhiều dấu ấn lịch sử như phố Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương; một số tuyến phố cũ như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền rồi xung quanh khu vực Bờ Hồ như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ.

Tuy vậy, cây xanh sống trong môi trường đô thị chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Không gian sống bị thu hẹp, hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi bê tông, nhà cao tầng; cây bị xâm hại, chặt rễ khi thi công làm đường, lát hè hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế,... dẫn đến nhiều cây phát triển nghiêng, lệch, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, trong số các cây bóng mát trên địa bàn Thành phố, có đến 20% đã có tuổi đời 80 - 100 năm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Đặc biệt, hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi bê tông, nhà cao tầng tạo ra những trận lốc xoáy rất khó lường, làm gãy, đổ cây.

Một khó khăn nữa cũng cần nhắc đến, đó là lâu nay, cây xanh luôn là vấn đề nhạy cảm, nhận được sự quan tâm của dư luận. Điển hình như đề xuất của quận Đống Đa về việc di dời hàng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh. Hay như việc di dời hàng cây trên đường Phạm Văn Đồng cũng đã vấp phải nhiều phản đối, những ý kiến trái chiều chỉ lắng đi khi các hàng cây mới đang dần khoe sắc, tạo nên khung cảnh xanh mướt trên một trong những cung đường hiện đại bậc nhất của Thủ đô.

Nâng cao chất lượng quản lý

Để bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh, hằng năm, Sở Xây dựng Hà Nội đều giao Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống cây bóng mát đang quản lý, khối lượng cây cần cắt tỉa, đồng thời gia cố cọc chống cây mới trồng. Sở Xây dựng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động rà soát, cắt tỉa cây nguy hiểm trên địa bàn phân cấp quản lý.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2023, qua việc rà soát, thành phố dự kiến cắt tỉa khoảng 348.000 cây xanh đô thị. Trong đó, cắt tỉa vén tán, nâng cao vòm lá khoảng 278.600 cây và cắt tỉa làm thưa tán, thấp tán, hạ thấp độ cao khoảng 69.400 cây. Khu vực thành phố quản lý khoảng 199.500 cây; khu vực cấp huyện quản lý khoảng 148.500 cây. Theo kế hoạch này, các cây ưu tiên cắt sửa là những cây có đường kính, chiều cao lớn, cây nặng tán, lệch tán, cành vươn, dễ bị gãy, đổ khi gặp mưa, bão. Trường hợp cây nguy hiểm, cây sâu, mục, chết khô có khả năng gãy đổ đột ngột, cây có dấu hiệu bị xâm hại sẽ được xử lý ngay. Việc cắt tỉa cây bóng mát bảo đảm yêu cầu nâng cao vòm lá để bảo đảm tầm nhìn, an toàn giao thông; chỉnh hình tán cây bảo đảm cảnh quan; làm thưa tán, hạ độ cao các cây nặng tán, cây có nguy cơ gãy, đổ nhằm phòng, chống thiên tai.

Đến thời điểm hiện tại, các đơn vị đã lên kế hoạch, tập trung lực lượng cắt sửa cây nguy hiểm để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, thời gian hoàn thành trong quý II/2023. Khi vào mùa mưa bão, hệ thống cây bóng mát trên nhiều tuyến phố cơ bản được cắt tỉa nhẹ tán, thưa tán, làm thấp tán và hạ độ cao. Với các tuyến đường hệ thống cây chưa thực sự nặng tán, sẽ tiếp tục kiểm tra, đánh giá và thực hiện trong quý III và quý IV/2023.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù hàng năm Sở Xây dựng Hà Nội đều lên kế hoạch cắt tỉa, chăm sóc cây xanh, tuy nhiên công tác chăm sóc và bảo tồn cây xanh đô thị vẫn gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là đặc thù hệ thống cây xanh tại Hà Nội được rải rác trên các tuyến phố, trong khi mật độ phương tiện giao thông ngày càng gia tăng. Vấn đề thứ hai, là việc xâm hại đối với hệ thống cây xanh vẫn luôn là một thách thức trong công tác quản lý cây xanh đô thị. Đặc biệt, do hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, nhiều tuyến phố vỉa hè chưa đồng bộ vẫn phải thực hiện công tác cải tạo ngoài vỉa hè; hệ thống cáp thông tin, hệ thống viễn thông rồi các công trình hạ tầng khác như hệ thống ngầm, nổi là những yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây xanh. Đây là những vấn đề cốt lõi gây tác động xấu đến sự phát triển chung của hệ thống của cây xanh đô thị.

Trên cơ sở rà soát thực tế, trong năm 2023, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ thực hiện cắt tỉa khoảng 348.000 cây xanh đô thị kết hợp chỉnh trang đồng bộ trên các tuyến đường nhằm nâng cao thẩm mỹ, hạn chế cây gãy đổ trong mùa mưa bão sắp tới.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Xem thêm
Phiên bản di động