Đảm bảo an toàn cho học sinh vùng mưa lũ
Đẩy mạnh công tác khắc phục sự cố lưới điện sau mưa lũ | |
100 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ tỉnh Hòa Bình khắc phục hậu quả mưa lũ | |
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với bão số 4 và mưa lũ |
Theo công điện, hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp, tràn, vỡ đê bao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ ở khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, nhất là tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa.
Nước ngập lớn trường Mầm non Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Dantri) |
Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT, các Đại học, Học viện, Viện, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ tên lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh (nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng) để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh và học tập của học sinh, nhất là tại vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long và vùng mưa lũ Bắc bộ, Bắc Trung bộ; không tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa và các hoạt động không cần thiết trong thời gian này. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành lên kế hoạch và triển khai thực hiện bảo vệ học sinh và trẻ em, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dời máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để đảm bảo an toàn tài sản.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương ứng phó sự cố thiên tai, sơ tán giáo viên, học sinh khi có yêu cầu. Khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo mở cửa và tạo mọi điều kiện đón nhân dân vào tránh trú.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo cần có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, cải tạo, sửa chữa, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác dạy và học sau đợt mưa lũ, đủ điều kiện đón năm học mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Giáo dục 03/02/2025 13:03
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Du lịch 03/02/2025 13:02
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Văn hóa 03/02/2025 12:33
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Du lịch 03/02/2025 12:01
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39