--> -->

Đại biểu ủng hộ thành lập sàn giao dịch vàng để giảm bớt áp lực trên thị trường

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhìn nhận, một thế giới xung đột vũ trang, bất ổn, giá vàng sẽ biến động theo chiều hướng gia tăng, sức cầu rất lớn và có thể gây áp lực chính sách tiền tệ ở các quốc gia.
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng? Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

Sáng nay (11/11), Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Vấn đề quản lý thị trường vàng trở thành vấn đề “nóng” cả trong hội trường và cả bên hành lang Quốc hội.

Trả lời phỏng vấn bên hành lang sáng 11/11, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng SJC để bình ổn là một biện pháp hiệu quả và chính sách tích cực.

Để quản lý thị trường vàng, đại biểu đoàn Đồng Tháp cho rằng cần sửa đổi Nghị định 24/NĐ-CP, đặc biệt cho phép các doanh nghiệp trong nước có điều kiện được kinh doanh vàng nguyên liệu.

Đại biểu cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên mua vàng, bán vàng và phải mua lại, chứ không chỉ bán ra mà không mua. Lượng vàng trong dân hiện nay rất nhiều, nhiều người xem đây là nguồn dự trữ an toàn. Nhưng cũng có người rất cần tiền, bán vàng ra để tiêu dùng thì bán không được. Ngân hàng, cửa hàng vàng không mua, như vậy rất khó cho dân.

Đại biểu ủng hộ thành lập sàn giao dịch vàng để giảm bớt áp lực trên thị trường
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Quốc hội

“Tôi đề nghị Nhà nước nên duy trì bán vàng để bình ổn giá vàng, đồng thời phải mua lại vàng khi người dân cần bán”, ông Hòa nói.

Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, lượng dữ trữ ngoại hối trong dân hiện rất nhiều, nhưng chúng ta lại không huy động mà huy động vốn từ nước ngoài, phải trả lãi. “Tại sao trong nước không huy động, mình huy động trong dân, trả lãi cho dân thì dân sẽ có lợi. Đây là điểm tôi đề xuất, kiến nghị với Chính phủ”, lời đại biểu.

Cũng trả lời báo chí bên hành lang sáng 11/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) nhìn nhận, thị trường vàng hiện nay biến động rất mạnh và nhanh, thậm chí từng giây, từng phút theo tình hình kinh tế chính trị của xã hội thế giới. Giá vàng thế giới đã tăng từ 2.000 USD lên 2.700 USD/ounce. Như vậy từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 30%-35%.

Qua theo dõi giá vàng quốc tế trong 40 năm qua, đại biểu cho hay giá vàng thường tăng cao khi có những cú sốc trên thị trường như: Khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế, lạm phát cao, chiến tranh… Hay có dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất hay giảm lãi suất, giá vàng cũng lập tức biến động.

Đại biểu ủng hộ thành lập sàn giao dịch vàng để giảm bớt áp lực trên thị trường
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: HL

Những lúc thế này, nhà đầu tư, tổ chức tài chính, cá nhân thường mua vàng để phòng thân, bảo tồn vốn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng sẵn sàng chuyển trạng thái dự trữ ngoại hối thay vì dự trữ USD sẽ chuyển sang dự trữ vàng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Đồng thời, các nhà đầu tư thấy ít kênh đầu tư khả quan thì sẽ tập trung vào vàng. Do đó, nhu cầu tăng cao đột biến khiến giá vàng bị đẩy lên.

Giá vàng trong nước lúc đầu có sự chênh lệch, nhưng khi Chính phủ quyết định có chính sách can thiệp thì giá vàng trong nước và giá vàng thế giới nhích lại.

Theo ông Ngân, điều chúng ta cầu mong hiện nay là thế giới hòa bình thì giá vàng sẽ giảm. Còn nếu một thế giới xung đột vũ trang, bất ổn, giá vàng sẽ biến động theo chiều hướng gia tăng, sức cầu rất lớn và có thể gây áp lực chính sách tiền tệ ở các quốc gia.

Đại biểu bày tỏ ủng hộ việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế dự kiến tại thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng khi tổ chức thị trường vàng liên thông với thị trường quốc tế thì sẽ giảm bớt áp lực trên thị trường.

Đồng thời, đại biểu cũng cho rằng, cần sớm sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh vàng trong cả nước, không chỉ bó hẹp trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Trước đó, chất vấn và tranh luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa nhìn nhận, việc ngân hàng bán vàng miếng mà không mua lại từ người dân là "vấn đề hệ trọng" và đặt câu hỏi tại sao ngân hàng bán mà không mua để thuận lợi cho người dân?

Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tổ chức tín dụng thực hiện mua bán vàng theo chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước về bình ổn thị trường. Tuy nhiên, vàng thì không như ngoại tệ. Để kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng rất phức tạp. "Tổ chức tín dụng phải đầu tư trang thiết bị, con người để nhận biết, tránh rủi ro khi tham gia bình ổn lại gặp rủi ro về chất lượng vàng", bà Hồng nói.

Thống đốc cho biết 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp vẫn có chi nhánh mua bán và địa điểm giao dịch. Việc không mua vàng của người dân có thể do biến động của thị trường vàng rất cao. Giá vàng thế giới tăng cao lại xuống, doanh nghiệp phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.

"Mua giá vàng của người dân ở mức này nhưng đến lúc xuống lại rủi ro. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo thị trường vàng biến động rất khó lường phức tạp, nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro", bà Hồng nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Ngày 16/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) và biểu dương các tổ chức Đảng, đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu 5 năm 2020 - 2024.
Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Sáng 16/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (giai đoạn 2014 - 2024) trên địa bàn Thành phố. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.
Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Đây là kỳ thi sát hạch đầu tiên kể từ khi Bộ Công an tiếp quản mảng sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũ.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Dệt - May

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Dệt - May

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, ngày 16/5, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội.
Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Ngày 16/5, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 16/5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.

Tin khác

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 16/5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, tài năng trong hoạt động công vụ là một loạt tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Do đó, người có tài năng cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, có khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Xem thêm
Phiên bản di động