-->
Kỳ họp thứ bảy HĐND khoá XVI

Đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô

Sáng nay (6/7) kỳ họp thứ bảy Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ hai và các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, đóng góp ý kiến tại hội trường về các nội dung liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.
Xem xét, thông qua nhiều nội dung quan trọng để phát triển Thủ đô Ngày làm việc thứ hai (6/7) HĐND Thành phố thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Mở đầu buổi thảo luận, đại biểu Phạm Đình Đoàn (Tổ đại biểu huyện Mê Linh) đề cập đến việc phân cấp quản lý trên địa bàn Thành phố, đại biểu cho rằng đây là định hướng đúng. Để việc phân cấp phát huy hiệu quả cần có sự tham gia đánh giá cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các quận, huyện.

Đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố điều hành phần thảo luận tại hội trường

Đối với vấn đề giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu cho rằng, việc giải ngân còn thấp, do đó, cần có quy trình rà soát năng lực cán bộ điều hành.

Liên quan đến việc triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất của Thành phố, đại biểu đề nghị cần làm rõ kết quả đấu giá so với kế hoạch về cả số lượng và số tiền thu để đánh giá mức độ thực hiện. Đồng thời, phải làm rõ vì sao có quận, huyện đấu giá đất đạt kết quả đạt cao trong khi có quận, huyện đạt kết quả thấp, thậm chí là 0%.

Phát biểu thảo luận đại biểu Phạm Quang Thanh (tổ Sóc Sơn) đồng tình với kết quả phát triển kinh tế, xã hội Thành phố đã đạt được. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vẫn tăng trưởng khá; các chỉ tiêu cân đối lớn đều đảm bảo.

Về những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới, đại biểu Phạm Quang Thanh cho rằng công tác phối hợp giữa các phòng ban, sở ngành của Thành phố chưa hiệu quả; quy trách nhiệm chưa rõ ràng. Đây là điểm nghẽn lớn dẫn đến nhiều bất cập, chậm trễ, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Do đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường sự phối hợp, cải thiện quy trình, quy rõ trách nhiệm và cải cách thủ tục liên quan để việc thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố tốt hơn.

Về nội dung giải ngân đầu tư công chậm, đại biểu Phạm Quang Thanh cho rằng có nhiều nguyên nhân khách quan như giá vật liệu, thủ tục đầu tư, GPMB, dịch bệnh…do đó Thành phố cần phải điều chỉnh giá kịp thời, có có cơ chế điều hành linh hoạt, các phòng ban, sở ngành phải phối hợp chặt chẽ hơn.

Đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô
Đại biểu Phạm Quang Thanh ( tổ Sóc Sơn)

Đại biểu Nguyễn Xuân Đại (tổ Hoài Đức) đánh giá cao công tác chuẩn bị kỳ họp. Đánh giá kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, đại biểu Nguyễn Xuân Đại cho rằng Thành phố đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhất là kiểm soát hiệu quả công tác phòng chống dịch phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng GRDP 6 tháng đạt 7,79% (gấp gần 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021), thu ngân sách ước đạt 56,8% so với dự toán, tăng 20,8% so với cùng kỳ. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị có những chuyển biến tích cực. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển. An sinh xã hội được quan tâm, chăm lo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các sự kiện chính trị lớn trên địa bàn được tổ chức thành công và tuyệt đối an toàn, đặc biệt là phối hợp tổ chức rất thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Game 31 để lại những dấu ấn tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế.

Đặc biệt Thành phố còn triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Tổng kết và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; Triển khai lập Quy hoạch Thành phố, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề nghị xây dựng sửa đổi Luật; Trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Triển khai Nghị quyết của Thành ủy và HĐND Thành phố về 3 mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, các cơ sở y tế và tu bổ các di tích lịch sử giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo...

Ngoài ra, nhấn mạnh tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nhất là đã xuất hiện biến chủng mới, đại biểu Nguyễn Xuân Đại đề nghị Thành phố cần tiếp tục chú trọng đến những nhiệm vụ quan trọng về dịch bệnh, đặc biệt là tiến độ tiêm vắc xin.

Cũng nêu vấn đề công tác đấu giá đất để thu ngân sách địa phương còn chậm, đại biểu Trịnh Xuân Quang (tổ Thanh Xuân) cho rằng Thành phố đã xác định tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về chính sách pháp luật, những nút thắt cần phải tháo gỡ trong xác định giá đất khởi điểm, song nhiều đơn vị tư vấn e ngại.

Đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô
Đại biểu Nguyễn Xuân Đại (tổ đại biểu Hoài Đức)

Nguyên nhân sâu xa là từ những vướng mắc về chính sách pháp luật, phương pháp xác định giá. Thành phố đã có nhóm các giải pháp, trong đó có kiến nghị Trung ương sửa đổi các chính sách đất đai... đại biểu cho rằng đây là những đề xuất trúng và đúng. Đồng thời đề nghị, trong Quý III/2022, Thành phố tập trung hiện thực hóa những đề xuất này để đảm bảo hiệu quả thu ngân sách cho Thành phố…

Giải trình về những nội dung kiến nghị của đại biểu, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng các ý kiến của đại biểu thảo luận là các vấn đề Thành phố đang vướng mắc.

Báo cáo về 8 nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng sự phát triển của Thành phố như các đại biểu đã nêu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, trong đó có nhiều nguyên nhân qua nhiều thời kỳ và nguyên nhân mới.

Cụ thể, đối với tồn tại, hạn chế liên quan đến việc phân cấp ủy quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, hiện nay Thành phố triển khai rất quyết liệt theo phương châm và nguyên tắc 5 rõ. Trong quá trình triển khai thực hiện khối lượng công việc lớn, nhiều việc lớn do đó có nhiều nội dung phân công, phân cấp còn chồng chéo dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành bị chậm và tính hiệu quả không cao.

Đối với nguyên nhân liên quan nguyên tắc thị trường, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, quy trình đánh giá của Thành phố được thường xuyên rà soát. Tuy nhiên, tính kịp thời trong rà soát, bổ sung, sửa đổi còn chậm. Trong đó có 2 nhóm, nhóm thứ nhất liên quan đến các quy chuẩn thuộc Trung ương và nhóm thứ 2 là phân cấp cho Thành phố. Đối với các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, Thành phố đang tiếp tục rà soát, đề xuất, báo cáo Trung ương để có cơ chế phân quyền, ủy quyền cho Thành phố thực hiện.

Đối với công tác phối hợp, Thành phố đã nhận diện qua nhiều giai đoạn nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn vướng mắc. Do đó, Thành phố đã yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện phải phân giã rõ từng nhiệm vụ để có trả lời cụ thể phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Giải trình thêm vấn đề mà các đại biểu nêu liên quan đến việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, Thành phố tiếp thu toàn bộ nội dung và nhất vai trò người đứng đầu để có cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc. Đồng thời, xem xét vấn đề thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn và tạo động lực cho phát triển.

Trần Vũ

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động