--> -->

Đại biểu Quốc hội: Trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố phải cụ thể

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Tráng A Dương cho rằng, nếu chỉ quy định phí bảo hiểm chung chung cho tất cả các đối tượng như dự án Luật thì không đủ nguồn lực để thực hiện, do đó cần phải quy định một cách cụ thể trong trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố.
Đại biểu Quốc hội chỉ rõ 5 “chiêu trò lách luật” trong đấu thầu Năm 2022 có 14 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị Thi hành xong 1.895 việc, thu gần 16.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 9/11, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang) bày tỏ đồng thuận với dự án Luật Phòng thủ dân sự nhằm góp phần phòng chống thảm họa, thiên tai, sự cố xảy ra...

Cần quy định cụ thể trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố
Đại biểu Tráng A Dương nêu ý kiến. (Ảnh: Quốc hội)

Theo đại biểu Dương, về nội dung các hành vi nghiêm cấm được quy định tại Điểm 9 dự án Luật xuất phát từ thực tiễn trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong phòng thủ dân sự có ý nghĩa quan trọng.

Đại biểu Tráng A Dương đặt vấn đề: Nếu như thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ không kịp thời, không huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước sự nguy hiểm, thì các sự cố thiên tai sẽ dẫn tới nguy cơ hậu quả nghiêm trọng trong việc cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả.

Vì vậy, đại biểu Tráng A Dương đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm là thiếu tinh thần trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy cơ quan, người có thẩm quyền và trách nhiệm trong phòng thủ dân sự.

Cần quy định cụ thể trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Về Khoản 3, Điều 47 quy định kinh phí hỗ trợ bảo hiểm được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và quỹ phòng thủ dân sự, đại biểu Tráng A Dương cho rằng, quy định hỗ trợ phí bảo hiểm như dự án Luật chưa cụ thể, không khả thi với nguồn quỹ có hạn, trong khi đây là phí bảo hiểm nên sẽ cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Do đó, cần phải quy định một cách cụ thể trong trường hợp nào được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố.

Theo đại biểu Tráng A Dương, nếu chỉ quy định phí bảo hiểm chung chung cho tất cả các đối tượng như dự án Luật thì không đủ nguồn lực để thực hiện và đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nên quy định hỗ trợ bảo hiểm cho các đối tượng khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa, sự cố từ cấp 3 trở lên. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính kinh phí hỗ trợ, đảm bảo chính sách an sinh xã hội theo quy định liên quan đến nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo cho các đối tượng.

Cần quy định cụ thể trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng nêu ý kiến. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng tình về Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Theo đại biểu Hùng, nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, từ đó, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước.

Nhằm cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật hóa Hiến pháp năm 2013, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.

Góp ý vào dự thảo Luật tại Điều 2 về giải thích từ ngữ, đại biểu Hùng đề nghị bổ sung giải thích hai cụm từ là “khu vực sơ tán” và “khu vực tập kết”. Vì đây là nội dung quan trọng và trong thực tiễn, đây là những khu vực chúng ta phải chuẩn bị ngay từ khi chưa xảy ra thảm họa, sự cố, khi xảy ra các tình huống thiên tai thì đây là các khu vực sơ tán, phân tán để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Đồng thời, đây cũng là khu vực tập kết lực lượng, phương tiện để tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Cần quy định cụ thể trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Về các hành vi nghiêm cấm tại Điều 9, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị bổ sung thêm một khoản đó là cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện khi địa phương huy động thực hiện dịch vụ phòng thủ dân sự.

“Lý do bổ sung thêm khoảng này để khi có tình huống về thảm họa, sự cố, thiên tai khi địa phương huy động mà các tổ chức, cá nhân cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện làm cơ sở chế tài để xử lý. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của luật”, đại biểu Hùng nêu.

Góp ý vào các quy định của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang) cho biết, theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 dự thảo luật quy định: Sự cố là tình huống nguy hiểm nghiêm trọng do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm hoặc do con người gây ra; hoặc do hậu quả chiến tranh có nguy cơ dẫn tới thảm họa. Còn thảm họa biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng; do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.

Cần quy định cụ thể trường hợp được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố
Đại biểu Nguyễn Danh Tú nêu ý kiến. (Ảnh: Quốc hội)

Như vậy, sự cố, thảm họa có mối quan hệ với nhau nhưng tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả là khác nhau. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo Luật chỉ quy định chung các biện pháp phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa như Điều 18 dự thảo Luật quy định chung các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố.

“Do tính chất, mức độ và hậu quả giữa thảm họa và sự cố khác nhau nên bên cạnh quy định các biện pháp chung thì cũng cần quy định riêng các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của thảm họa và các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả của sự cố”, đại biểu Nguyễn Danh Tú bày tỏ.

Đặc biệt, về cấp độ phòng thủ dân sự tại Điều 21 dự thảo Luật quy định cấp độ phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở phạm vi địa giới hành chính cần được cân nhắc kỹ. Đại biểu Nguyễn Danh Tú cũng đề nghị Ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cũng như tính chất, mức độ thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng...

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Bám sát nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện bài bản, khoa học các nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Không còn là chuyện “làm ruộng lành nghề, chữ nghĩa lơ mơ”, phong trào “Bình dân học vụ số” do Hội Nông dân huyện Đan Phượng phát động đang viết lại một trang mới cho đời sống nông thôn hiện đại. Từ những người từng ngại chạm vào điện thoại cảm ứng, nhiều hội viên giờ đã biết tạo tài khoản, đọc tin tức nông nghiệp, thậm chí livestream bán nông sản.
Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long cùng một số đơn vị liên quan.
Hợp tác, kết nối hiện thực hóa ý tưởng công nghệ, đưa nghiên cứu từ phòng lab ra thị trường

Hợp tác, kết nối hiện thực hóa ý tưởng công nghệ, đưa nghiên cứu từ phòng lab ra thị trường

Hoalac Techconnect & Innovation 2025 có chủ đề xuyên suốt là kết nối - sáng tạo - phát triển không chỉ nhằm tôn vinh những thành tựu, sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật mà còn là không gian gặp gỡ, chia sẻ và hợp tác giữa những lực lượng tiên phong trong khoa học và công nghệ của đất nước.
Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/5: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/5: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo ngày 16/5, khu vực Hà Nội ngày nắng, có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.

Tin khác

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối ngày 15/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Lễ hội Làng Sen năm 2025 chính thức khai mạc với Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”.
Sửa Hiến pháp tạo để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới

Sửa Hiến pháp tạo để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới

Theo lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, việc sửa Hiến pháp lần này là rất cần thiết để tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong tình hình mới.
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao Công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xem thêm
Phiên bản di động