Đại biểu Quốc hội: Không thể chấp nhận năm nào cũng có phản ánh về sách giáo khoa
Đại biểu phản ánh lãng phí nhiều tỷ đồng từ hai bộ sách giáo khoa lớp 1 “bỗng dưng biến mất” Sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa sách giáo khoa |
Đây là ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Đại biểu cho rằng sách giáo khoa là mặt hàng có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác dụng trực tiếp đến mọi người dân, cho nên việc kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này người dân sẽ đồng thuận cao, để Nhà nước điều tiết giá cho hợp lý.
Tuy nhiên, cũng cần đến yếu tố thị trường của các nhà xuất bản có sự cạnh tranh để sách giáo khoa với giá hợp lý nhất. Để người dân đồng tình, Nhà nước định khung giá tối đa là hợp lý để các đơn vị phát hành sách tự định giá không cao hơn khung giá quy định của Nhà nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quốc hội) |
Ngoài ra, việc khan hiếm sách giáo khoa cũng cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước để không còn tình trạng năm nào cũng thiếu sách giáo khoa. Có thể quy định sách giáo khoa cần sử dụng cho nhiều năm, chứ sử dụng rồi lại bỏ rất lãng phí cho nguồn lực của xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, về giá sách giáo khoa, Dự thảo luật chỉ quy định giá tối đa, không quy định giá tối thiểu, dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh. Dễ thấy rằng sách giáo khoa mà biên soạn bằng ngân sách nhà nước, ví dụ như sách giáo khoa ngoại ngữ biên soạn theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia hoặc doanh nghiệp có hỗ trợ của ngân sách nhà nước về trụ sở, phương tiện làm việc, tài sản... thì có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy. (Ảnh: Quốc hội) |
“Để không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định, đồng thời chống độc quyền trong lĩnh vực này, tôi đề nghị quy định khung giá bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu và quy định này nhất quán với quy định tại khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật”, đại biểu đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng ý kiến định giá giá tối đa hay giá tối thiểu hay một số mặt bằng khác là rất hay.
“Bây giờ trong tư duy chúng ta luôn luôn nghĩ đến chuyện làm thế nào để quy định mức giá không cao, nhưng chúng ta lại chưa nghĩ đến làm thế nào để ngăn chặn được giá quá thấp khi các doanh nghiệp có tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì dùng biện pháp hay nói cách khác là dùng thủ đoạn đại hạ giá để đánh bật các đối thủ khác, tạo nên một lợi nhuận độc quyền. Đây cũng là một vấn đề đặt ra trong Luật Giá. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này”, Bộ trưởng cho biết.
Trong dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất bổ sung 2 mặt hàng gồm: Sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Theo Tờ trình của Chính phủ, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Toàn cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: Quốc hội) |
Tại Nghị quyết kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá. Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể.
Thẩm tra dự thảo Luật, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu và giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế mặt bằng giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.
Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí như Dự thảo Luật, theo đó Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân. Đồng thời, đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tuyệt đối không để thông đồng giá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55