--> -->

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng

Đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng, mục tiêu tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng là cần thiết, song biện pháp tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tối đa chưa phải là giải pháp phù hợp vào thời điểm này. Tỷ lệ sở hữu tối đa ở mức 5%, 15% và 20% như Việt Nam hiện nay đã tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phân bổ vốn ngân sách trung ương cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên

Phát biểu về Luật Các tổ chức tín dụng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, nhiều đại biểu Quốc hội đã thảo luận về việc giảm tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) thống nhất cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về giới hạn tỷ lệ sở hữu, đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng, mục tiêu tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng là cần thiết, song biện pháp tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tối đa chưa phải là giải pháp phù hợp vào thời điểm này. Tỷ lệ sở hữu tối đa ở mức 5%, 15% và 20% như Việt Nam hiện nay đã tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) thống nhất cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Ảnh: Quốc hội

Mặc dù vậy, tình trạng cấp tín dụng tập trung cho một số nhóm khách hàng có liên quan vẫn thường xuyên diễn ra, làm tăng rủi ro cho hệ thống. Như vậy, quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa đã không thực sự phát huy tác dụng các cổ đông dù không rơi vào trường hợp người có liên quan theo định nghĩa của luật vẫn có liên kết chặt chẽ với nhau để đồng thuận cấp tín dụng rất tập trung.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ tháng 7/2023 cho thấy tình trạng cấp tín dụng tập trung vẫn diễn ra ở một số ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu một số cổ đông cao không phải là vấn đề trực tiếp gây mất an toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu cao dẫn đến xung đột lợi ích khiến hoạt động cấp tín dụng thường được điều hướng vào trong một số khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn mà không dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp, từ đó gây mất an toàn cho ngân hàng.

Trong khi đó tỷ lệ sở hữu tối đa thấp cũng không thực sự tốt cho việc quản trị ngân hàng khi sở hữu tỷ lệ vốn quá thấp các cổ đông sẽ không thực sự gắn bó với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các cổ đông lớn thường không chỉ đầu tư tiền bạc mà còn mang theo cả công nghệ, quy trình quản trị vào các ngân hàng, giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

“Tôi cho rằng nên giữ tỷ lệ sở hữu như quy định hiện hành. Đồng thời, luật còn quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và thủ tục cấp tín dụng cho ngân hàng liên quan với cổ đông sở hữu cổ phần. Không áp dụng hồi tố đối với các trường hợp đã sở hữu trước ngày luật này có hiệu lực”, đại biểu đề nghị.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng
Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) góp ý về Điều 63 dự thảo Luật. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) cũng góp ý về Điều 63 dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng theo hướng giảm so với quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không vượt quá 15% và 20%, giảm xuống còn 10% và 15%.

Mục đích của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần này nhằm hướng tới việc loại bỏ tình trạng sở hữu chéo, sử dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng từ một số cổ đông, nhóm cổ đông lớn.

“Tôi cho rằng vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sở hữu này không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo, điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng nội khi những người chủ ngân hàng nắm giữ 15 đến 20% vốn ngân hàng không thể lũng đoạn các hoạt động cho vay của chính tổ chức đó.

Theo đại biểu, trên thực tế, những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy tỷ lệ sở hữu thực sự của những chủ thể này cao hơn rất nhiều so với quy định thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên đó. Việc sửa đổi pháp luật để phù hợp thực tiễn rất cần thiết, tuy nhiên khống chế tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng không đủ ngăn tái diễn vụ việc tương tự như ngân hàng SCB, bởi sở hữu chéo hay thao túng ngân hàng bản chất rất phức tạp, nếu nhìn trên giấy tờ nhiều cổ đông sở hữu thấp hơn tỷ lệ cho phép nhưng vẫn nắm quyền chi phối.

Do đó, bên cạnh việc siết tỷ lệ sở hữu với hiệu quả còn khá mơ hồ, cần xem xét quy định thật chặt chẽ về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng liên quan cổ đông, có hệ thống giám sát chéo, thiết lập một khung pháp lý cụ thể trong lĩnh vực tài chính để làm rõ cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu thực và trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm minh với những trường hợp cố ý làm trái”, đại biểu đề nghị.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng
Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 63 dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức tín dụng theo hướng giảm dần so với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó lần lượt không vượt quá 5%, 15%, 20%, giảm xuống còn 5%, 10% và 15%.

Mục đích của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần là nhằm hướng tới việc hạn chế tình trạng sở hữu chéo, sử dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng, từ đó số cổ đông, nhóm cổ đông lớn, cũng chính là thể chế hóa chủ trương của Đảng.

“Tôi cho rằng việc điều chỉnh như trên sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu và kể cả các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tiềm năng, nhất là khi các cổ đông này đã và dự kiến sở hữu cổ phần một cách minh bạch và không có bất kỳ ý định nào sở hữu cổ phần để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật sử dụng phương pháp đóng để quy định mà hoàn toàn không cho phép bất cứ một trường hợp loại trừ nào, vì vậy, theo tôi liệu có nên bổ sung một hướng mở, theo đó tỷ lệ sở hữu cổ phần có thể được điều chỉnh nếu được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, đại biểu Lương Văn Hùng nói.

Cũng theo đại biểu, vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sở hữu này không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo, bởi vì có hay không có tồn tại sở hữu chéo sẽ thông qua việc xác định người có liên quan của cổ đông. Một khi cổ đông được xác định là người có liên quan của cổ đông khác thì mặc nhiên các cổ đông này sẽ phải nằm trong giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.

Hiện nay tình trạng sở hữu chéo xảy ra dựa trên việc các tổ chức, cá nhân cố gắng xử lý theo hướng không thuộc người có liên quan của cổ đông khác để từ đó không bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu của cổ đông và người có liên quan, nhưng thực tế thì giữa các cổ đông này có liên quan, liên kết với nhau để từ đó chi phối, thâu tóm hoạt động của tổ chức tín dụng.

Do đó, đại biểu Lương Văn Hùng cho rằng, việc điều chỉnh quy định về người có liên quan hoặc cần có cơ chế để nâng cao tính minh bạch trong quản trị tổ chức tín dụng bao gồm phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An

Bộ Tổng tham mưu vừa có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở tỉnh Nghệ An; Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng máy bay trực thăng cứu hộ khi có lệnh.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.
Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở miền núi Nghệ An đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương phải di dời người dân đến nơi an toàn.
Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027

Theo Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2025 - 2027 tối đa 1,28% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động